Tầm quan trọng của việc “Lắng nghe khách hàng” trong hoạt động bán hàng

Phần lớn, “lắng nghe khách hàng” được xem là một trong các kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với nghề Sales.

Khi kỹ năng lắng nghe tốt, bạn sẽ hiểu được khách hàng đang muốn gì, họ đang cần những gì, đang có trạng thái như thế nào, từ đó có thể xây dựng phương pháp có thể chinh phục nhu cầu của họ một cách hiệu quả, tỷ lệ chốt Sales cũng sẽ cao hơn.

Vậy, “lắng nghe khách hàng” là gì? Tại sao chúng ta cần phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong hoạt động bán hàng? Có những kỹ năng lắng nghe khách hàng như thế nào thì có thể đem lại hiệu quả trong bán hàng?

Hãy cùng MITEK tìm hiểu thêm chi tiết hơn thông qua nội dung bài Blog sau đây nhé!

Tổng quan về “Kỹ năng lắng nghe” trong hoạt động bán hàng

Kỹ năng lắng nghe trong bán hàng là khả năng của người bán hàng trong việc chú ý, tiếp thu và hiểu những gì khách hàng nói.

Lắng nghe khách hàng là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần rèn luyện. Bằng cách rèn luyện kỹ năng này, bạn sẽ có thể hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó mang lại những lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp.

Vì sao cần phải lắng nghe khách hàng?

Lắng nghe khách hàng là một kỹ năng quan trọng trong mọi chuyên ngành, đặc biệt là trong kinh doanh. Khi lắng nghe khách hàng, chúng ta có thể hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó.

Trong quá trình bán hàng, nhân viên Sales sẽ phải trao đổi lắng nghe khách hàng nhiều hơn để có thể:

  • Hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Khách hàng là người quyết định mua hay không mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Do đó, việc hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng là điều cần thiết để bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó và thuyết phục khách hàng mua hàng.
  • Tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng với khách hàng: Khi khách hàng cảm thấy rằng bạn đang lắng nghe họ một cách chân thành, họ sẽ có thiện cảm và tin tưởng bạn hơn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục khách hàng mua hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng: Kỹ năng lắng nghe là một phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Khi bạn lắng nghe khách hàng một cách chu đáo, bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến họ. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, từ đó tăng cơ hội bán hàng trong tương lai.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ: Khi bạn lắng nghe phản hồi của khách hàng, bạn có thể phát hiện ra những điểm chưa tốt của sản phẩm hoặc dịch vụ và cải thiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Gợi ý một số kỹ năng lắng nghe khách hàng mà doanh nghiệp cần đến

Lắng nghe một cách chủ động

Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng.

Dĩ nhiên, bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

Đặt câu hỏi

Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm.

Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó.

Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn.

Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi.

Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

Hưởng ứng người nói

Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục. Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: “Vậy ý của bạn là…” hay “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe.

Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ.

Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

Tập trung vào việc diễn giải vấn đề

Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề.

Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

Thoải mái với sự im lặng

Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau.

Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó.

Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Contact Center MiCXM – Giải pháp giúp doanh nghiệp hỗ trợ hiệu quả việc lắng nghe khách hàng cũng như hoạt động bán hàng

Trong hoạt động chốt Sales, nhân viên Sales thường hay gặp các vấn đề về việc liên hệ với khách hàng sẽ bị rời rạc dữ liệu trong lúc lưu trữ hoặc những cuộc gọi không kịp thời ghi âm lại để có thể lắng nghe lại.

Với các tính năng cơ bản của một hệ thống Contact Center, MiCXM có các tính năng tiện ích giúp doanh nghiệp xây dựng hoạt động bán hàng hiệu quả khi quyết định lựa chọn sử dụng như: 

▸ Popup thông tin khách hàng khi có cuộc gọi đến

▸ Quản lý ghi âm tất cả cuộc gọi vào ra

▸ Quản lý chi tiết vụ việc tiếp nhận xử lý

▸ Thống kê chi tiết lịch sử cuộc gọi trả lời, không trả lời, cuộc nhỡ,….

▸ Giám sát realtime cuộc gọi đang nói chuyện, cuộc gọi đang chờ

▸ Dữ liệu thông tin khách hàng được mã hóa, bảo mật tuyệt đối

▸ Triển khai nhanh chóng trên nền tảng cloud, không cần đầu tư chi phí hạ tầng

Có thể thấy, khi doanh nghiệp sử dụng, phần mềm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng, bao gồm:

  • Tăng cường hiệu suất đội ngũ bán hàng: Hệ thống Contact Center MiCXM có thể giúp bạn thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó giúp đội ngũ bán hàng thấu hiểu khách hàng và đưa ra các phương pháp phù hợp để chốt đơn.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng: phần mềm có thể tiếp cận khách hàng trên tất cả các kênh liên lạc, từ đó tăng khả năng tiếp cận và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, giúp đội ngũ Sales có thể nghiên cứu hành vi khách hàng và thấu hiểu khách hàng nhiều hơn.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: phần mềm cung cấp trải nghiệm khách hàng thống nhất và liền mạch trên tất cả các kênh liên lạc. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi.
  • Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng: Hệ thống có thể giúp doanh nghiệp quản lý và phân loại các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng.

Nhìn chung,

Để có thể nâng cao được hiệu quả bán hàng, xây dựng kỹ năng lắng nghe khách hàng là một bí quyết có thể chốt Sales hiệu quả cần thiết cho doanh nghiệp.  

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và lựa chọn 1 phần mềm có thể hỗ trợ hiệu quả cũng là một phương pháp cần thiết để việc chốt Sales đạt hiệu quả tuyệt đối.

Hệ thống MiCXM™ chính là một giải pháp luôn mang đến cho mọi doanh nghiệp một hệ thống Contact  Center mang đầy đủ tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ hơn mọi hoạt động bán hàng của Sales trong dịch vụ khách hàng. 

Nếu doanh nghiệp cần một hệ thống Contact Center nhiều tính năng ưu việt và dễ dàng sử dụng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Mong rằng bài viết trên đã cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát hơn về cách cải thiện kỹ năng lắng nghe trong bán hàng. Đừng quên theo dõi MITEK để cập nhật thông tin mới nhất về bán hàng và quản trị nhé!


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:      contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Tuyển dụng Nhân Viên Marketing và Trợ Lý Truyền Thông

Chúng tôi đang tìm kiếm ứng viên sáng tạo và năng động để tham gia vào đội ngũ của chúng tôi tại vị trí Nhân Viên Marketing và Trợ Lý Truyền Thông. Công việc này cung cấp cơ hội để bạn phát triển kỹ năng trong lĩnh vực marketing và truyền thông, đồng thời hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của bộ phận.

Mô tả công việc

  • Phát triển và triển khai các chiến lược truyền thông và marketing để tăng cường nhận thức thương hiệu và tiếp cận khách hàng.
  • Tham gia vào việc tạo ra nội dung quảng cáo và truyền thông sáng tạo trên các nền tảng truyền thông xã hội, website, email marketing và các kênh khác
  • Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing.
  • Hỗ trợ trong việc tổ chức và quản lý các chiến dịch truyền thông và sự kiện.
  • Phối hợp với các đội ngũ nội dung để đảm bảo việc sản xuất nội dung truyền thông được thực hiện một cách suôn sẻ.
  • Hỗ trợ quản lý lịch trình, chuẩn bị các tài liệu, slide thuyết trình trong các cuộc họp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp.
  • Cùng và thay mặt quản lý trong công tác gặp gỡ và trao đổi về hoạt động kinh doanh của công ty với đối tác trong và ngoài nước.
  • Hỗ trợ trong việc tạo và duy trì mối quan hệ với các đối tác và khách hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận nội bộ để đảm bảo thông điệp marketing và truyền thông được truyền đạt một cách nhất quán và hiệu quả.
  • Hỗ trợ trong việc phối hợp các hoạt động nội bộ như hội thảo, hội nghị, và các sự kiện nội bộ khác.
  • Đảm bảo các thông điệp và hình ảnh công ty được duy trì và phản ánh đúng đắn.

Yêu Cầu:

  • Bằng cử nhân hoặc tương đương trong Marketing, Truyền Thông, Quản Trị Kinh Doanh hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing hoặc truyền thông là một lợi thế.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ và nền tảng truyền thông xã hội.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm.
  • Sáng tạo, linh hoạt và có khả năng giải quyết vấn đề.

Chính sách/Phúc lợi:

– Được làm việc trong môi trường dân chủ, cởi mở.
– Thời gian làm việc: 5 ngày/tuần (Thứ 2- Thứ 6)
– Lương tháng thứ 13 và thưởng KPI hiệu quả marketing
– BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định của Bộ luật lao động và tình hình phát triển của công ty.
– Summer trip hàng năm.
– Được hưởng các chính sách đãi ngộ xứng đáng, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm.
– Các quyền lợi đặc biệt khác theo quy định của công ty.

Liên hệ

Vui lòng gửi CV qua : hr@mitek.vn
Chi nhánh (nơi làm việc): 271/10 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

(Mẫu tên file vui lòng ghi rõ: Nguyen Van A_Digital Marketing_MITEK.HCM)

Tên định danh (Brandname) và những điều doanh nghiệp cần biết

Trong bối cảnh của một thị trường cạnh tranh ngày càng, việc xây dựng một thương hiệu (Brandname) vững chắc và dễ nhận biết là vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.

Điều này giúp họ không chỉ tạo ra ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Tên định danh (Brandname) chính là nền tảng của một thương hiệu thành công.

Brandname không chỉ là một cái tên, đó còn là biểu tượng của giá trị, uy tín và chất lượng mà doanh nghiệp mang lại. Một Brandname nổi bật trong truyền thông không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng mà còn tạo ra một dấu ấn riêng, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Có thể thấy, Tên định danh được xem là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh và quảng cáo của doanh nghiệp. Việc sử dụng Tên định danh không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được việc bị xem là tin rác mà còn tạo ra lòng tin từ phía khách hàng, nâng cao uy tín và hiệu suất hoạt động trong quảng cáo và truyền thông.

Phần lớn, có nhiều Doanh nghiệp thường sử dụng Tên định danh (Brandname) trong các dịch vụ như SMS Brandname, Cuộc gọi thương hiệu (Voice Brandname).

Vậy, Tên định danh là gì? Tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải có tên định danh? Hồ sơ đăng ký và quy trình thủ tục cấp tên định danh là như thế nào? 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Tên định danh (Brandname) là gì? 

Theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin), Tên định danh (Brandname) là tên được sử dụng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại. 

Khi đăng ký tên định danh, doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng.
  • Không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
  • Không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
Một số quy định về tên định danh:
  • Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.
  • Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp.
  • Có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp

Giấy chứng nhận tên định danh sẽ được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). 

Tại sao Doanh nghiệp bắt buộc phải có Tên định danh (Brandname)?

Về mặt pháp luật:

  • Đăng ký tên định danh theo quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP giúp doanh nghiệp hạn chế tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, tăng thêm tỷ lệ nghe máy và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
  • Theo hình thức phạt tiền: nếu vô tình gửi tin nhắn quảng cáo vào danh sách người đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 80 -> 100 triệu đồng.

Về mặt thực tiễn:

  • Nếu Doanh nghiệp không có Brandname khi thực hiện gửi tin nhắn hoặc gọi điện phục vụ quảng cáo thì các tin nhắn và cuộc gọi đó bị xem như là tin rác, tin spam. Như vậy việc làm này chỉ tốn chi phí mà không mang lại lợi ích gì.

Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động quảng cáo, truyền thông kinh doanh,… qua SMS, Hotline đều cần cung cấp thông tin định danh chính xác.

Khi có nhu cầu sử dụng tên định danh, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin

Vậy, Hồ sơ đăng ký và quy trình thủ tục cấp tên định danh là như thế nào?

Hồ sơ đăng ký thủ tục cấp tên định danh

1.Đối với tổ chức, doanh nghiệp:

  • Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực.
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

2. Đối với cá nhân:

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

3.Đối với hộ kinh doanh cá thể:

  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Quy trình thủ tục cấp tên định danh cho doanh nghiệp

Căn cứ theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91), mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên định danh phục vụ hoạt động quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi có thể nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh về Cục An toàn thông tin theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký tên định danh theo các bước như sau:

Bước 1.1: Nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn.

Bước 1.2: Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính

Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản giấy về Cục An toàn thông tin thông qua dịch vụ bưu chính.

Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:

  • Tên hồ sơ: Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dichvucong.mic.gov.vn).
  • Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
  • Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0243.6404423

Đối với hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu tại mục a để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ.

Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu sau đó mới trả kết quả.

Bước 2: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí

  • Đối với các hồ sơ hợp lệ:

Sau 1 ngày làm việc kể từ khi Cục An toàn thông tin nhận được đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo kết quả hồ sơ và hướng dẫn nộp lệ phí thông qua cổng dịch vụ công.

  • Đối với các hồ sơ không hợp lệ:

Sau 1 ngày làm việc kể từ khi Cục An toàn thông tin nhận được đầy đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ sẽ nhận được thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công.

Bước 3: Nộp lệ phí, chi phí duy trì

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh.

  • Mức thu chi tiết: 200.000 đ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
  • Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản

+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.

+ Số tài khoản: 3511.0.1120976.00000, mở tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội (không phải ngân hàng).

+ Nội dung nộp như sau:Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]”. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký.

  • Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ tendinhdanh@vncert.vn hoặc đăng tải lên hệ thống dịch vụ công để xác nhận việc thanh toán.

Bước 4: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh

  • Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh.

Chú ý: Để tra cứu trạng thái tên định danh (đã được đăng ký/chưa được đăng ký), tổ chức/cá nhân thực hiện một trong các cách sau:

Tóm lại

Với những thông tin trên đây, hy vọng quý doanh nghiệp đã nắm được phần nào những quy định liên quan đến Tên định danh cũng như thủ tục đăng ký tên định danh cho doanh nghiệp.

Sau khi đăng ký tên định danh thành công, doanh nghiệp có thể sử dụng tên định danh đó để tiếp tục đăng ký dịch vụ SMS BrandnameVoice Brandname với nhà mạng hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:      contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Tổng đài Call Center tích hợp CRM – Tính năng và lợi ích của giải pháp mà doanh nghiệp nên biết

Hiện nay, với thời buổi kinh tế toàn cầu có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau đòi hỏi cần phải có nhiều chiến lược mới trong kinh doanh. Có thể thấy, giải pháp tổng đài Call Center tích hợp CRM chính là xu thế mới giúp doanh nghiệp quan tâm đến khách hàng nhiều hơn và lấy khách hàng làm trung tâm.

Nội dung bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp thấy được vì sao nên dùng tổng đài Call Center tích hợp CRM cho việc kinh doanh của mình.

Tổng quan về hệ thống tổng đài Call Center

Tổng đài Call Center (hệ thống tổng đài Chăm sóc khách hàng) là giải pháp tổng đài dùng để quản lý và CSKH một cách hiệu quả, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp trong chăm sóc, phục vụ và hỗ trợ Khách hàng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, giải pháp còn giúp quản lý quá trình nhân viên truyền tải đến khách hàng, đánh giá năng lực nhân viên, đảm bảo chất lượng và uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tổng đài Call Center có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm dịch vụ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bán hàng, thu hồi nợ, khảo sát thị trường và nhiều hơn nữa.

>>>Tìm hiểu thêm: dịch vụ tổng đài Cloud Call Center do MiPBX cung cấp ngay tại đây nhé!

Hệ thống CRM là gì?

CRM là cụm từ viết tắt của thuật ngữ “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý mối quan hệ khách hàng, là công cụ ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và lĩnh vực.

Hệ thống CRM cho phép người dùng lưu trữ, báo cáo, phân tích dữ liệu và tương tác với khách hàng. Từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo thêm nhiều giá trị nhằm nâng cao lợi nhuận.

Tổng đài Call Center tích hợp CRM là gì?

Có thể hiểu, tổng đài Call Center tích hợp CRM là một hệ thống điện thoại được tích hợp với phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM).

Đây là một giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hóa việc quản lý thông tin khách hàng và tương tác với họ thông qua cuộc gọi điện thoại.

Đặc biệt đây cũng chính là bước đi khôn ngoan giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đến 90% chi phí liên lạc và hoàn toàn miễn phí khi liên lạc nội bộ.

Tính năng tiện ích trong việc sử dụng tổng đài Call Center tích hợp CRM

Khi lựa chọn sử dụng giải pháp tổng đài tích hợp CRM, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm các tính năng nổi bật như sau:

Cập nhật thông tin khách hàng một cách tự động

Khi khách hàng liên lạc đến số tổng đài của doanh nghiệp, phần mềm CRM đổ chuông thông báo tự động.

Nếu đây là một khách hàng cũ, đã từng liên lạc đến doanh nghiệp và để lại thông tin thì các dữ liệu liên quan sẽ được lưu trữ vào CRM. Khi đó, thông tin sẽ hiển thị trên màn hình cuộc gọi tự động. Các thông tin sẽ gồm có: Lịch sử sử dụng dịch vụ, mua hàng, thông tin cá nhân,… Tư vấn viên có thể dựa vào đây và chăm sóc khách hàng một cách chu đáo hơn.

Và ngược lại, nếu đây là một khách hàng hoàn toàn mới, hệ thống CRM được tích hợp sẵn trong tổng đài Call Center sẽ hiện pop-up form thông tin. Tư vấn viên có thể dễ dàng ghi chú thông tin khách hàng.

Phân loại cuộc gọi

Tổng đài có thể tự động phân loại cuộc gọi dựa trên số điện thoại đến, nội dung cuộc gọi, hoặc các thông tin khác. Điều này giúp nhân viên dễ dàng xử lý cuộc gọi và cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Ghi âm cuộc gọi

Tổng đài ghi lại cuộc gọi để bạn có thể theo dõi và đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng. Dữ liệu ghi âm cũng có thể được lưu trữ trong hệ thống CRM.

Hiển thị thông tin khách hàng gọi đến

Khi khách hàng gọi đến tổng đài, phần mềm sẽ tự động hiển thị cửa sổ (Popup) thông tin khách hàng.

Click to Call trực tiếp trên CRM

Không cần phải bấm số thủ công mà chỉ cần bấm “Click-to-call để thực hiện gọi ra cho khách hàng.

Phân tích dữ liệu và báo cáo

Thu thập dữ liệu tương tác khách hàng và tạo báo cáo tổng quan về hoạt động kinh doanh.

Tăng cường tương tác khách hàng

Giải pháp cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng khi cuộc gọi được nhận, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng hiệu quả.

Tối ưu hoá quy trình làm việc

Khi nhận được cuộc gọi, thông tin khách hàng sẽ được hiển thị trên màn hình, giúp nhân viên tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin.

Quản lý thông tin khách hàng hiệu quả

Khi khách hàng gọi đến, hệ thống tự động nhận diện số điện thoại và liên kết với thông tin khách hàng trong hệ thống CRM.

Xử lý cuộc gọi một cách thông minh

Với khách hàng cũ, cuộc gọi sẽ tự động điều hướng gặp đúng nhân viên đã phụ trách, riêng khách hàng mới thì sẽ nghe lời chào tương tác thoại.

Nhìn chung, lựa chọn sử dụng giải pháp tích hợp tổng đài Call Center và HubSpot CRM sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa quá trình quản lý mối quan hệ khách hàng và giúp cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.

Lợi ích của việc sử dụng giải pháp tổng đài Call Center tích hợp CRM

Có thể thấy, tích hợp CRM trong Call Center sẽ giúp quản lý dữ liệu và phân tích các tương tác của khách hàng xuyên suốt vòng đời sử dụng sản phẩm/dịch vụ (Customer Lifecycle) nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Việc sử dụng tổng đài Call Center tích hợp CRM mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Bằng cách tích hợp dữ liệu từ hệ thống CRM, nhân viên tổng đài có thể cung cấp dịch vụ cá nhân hóa hơn, dựa trên thông tin chi tiết về khách hàng như lịch sử mua hàng, tương tác trước đó và sở thích cá nhân. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực và tăng cường mức độ hài lòng.

Tăng cường hiệu suất làm việc

Tích hợp CRM vào tổng đài giúp giảm thiểu thời gian mà nhân viên phải dành để nhập dữ liệu và tìm kiếm thông tin, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc. Thông tin khách hàng được tự động hiển thị trên màn hình khi có cuộc gọi, giúp nhân viên giải quyết yêu cầu nhanh chóng và chính xác hơn.

Quản lý thông tin khách hàng hiệu quả

Giải pháp này giúp tổ chức thông tin khách hàng một cách cụ thể và dễ dàng truy cập. Nhân viên tổng đài có thể truy cập vào thông tin về khách hàng, bao gồm lịch sử tương tác, yêu cầu trước đó và thông tin cá nhân, giúp họ cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn.

Tối ưu hóa quản lý khách hàng

Với dữ liệu từ CRM, doanh nghiệp có thể phân tích mẫu hành vi của khách hàng, nhận biết xu hướng và dự đoán nhu cầu trong tương lai. Điều này giúp họ tối ưu hóa chiến lược quản lý khách hàng và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn.

Tăng cường sự linh hoạt

Tích hợp CRM vào tổng đài giúp doanh nghiệp tạo ra một hệ thống linh hoạt và dễ dàng mở rộng. Họ có thể tích hợp nhiều kênh liên lạc khác nhau như điện thoại, email, trò chuyện trực tuyến và mạng xã hội vào một nền tảng duy nhất, giúp tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng.

Nhìn chung

Tích hợp CRM vào tổng đài Call Center chính là giải pháp mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, từ việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn đến tối ưu hóa hiệu suất làm việc và xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài.

Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn tìm hiểu, dùng thử hoặc triển khai giải pháp cho hoạt động kinh doanh của mình, đừng ngần ngại và hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nhé!

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, MiPBX sẽ mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ chất lượng với giá tốt nhất.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:      contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Xu hướng lập kế hoạch bán hàng cho Sales B2B năm 2024

Có thể thấy, kế hoạch bán hàng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một kế hoạch hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và triển khai hoạt động bán hàng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh không thể thiếu đến việc lập kế hoạch bán hàng rõ ràng và phần mềm có thể hỗ trợ tối ưu nhất.

Trong bài viết này, hãy cùng MITEK tìm hiểu thêm về các vấn đề thường gặp, 8 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả và phần mềm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

Kế hoạch bán hàng là gì?

Kế hoạch bán hàng là một tài liệu tổng quát về mục tiêu, chiến lược, và các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. 

Kế hoạch bán hàng giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu bán hàng, phân tích thị trường, và triển khai các hoạt động bán hàng hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thường gặp phải một số vấn đề vướng mắc  lên kế hoạch. Đó là vấn đề như thế nào? 

Các vấn đề thường gặp khi lập kế hoạch bán hàng

Lập kế hoạch bán hàng là một bước quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Tuy nhiên, khi lập kế hoạch, có một số vấn đề thường gặp mà người quản lý và nhóm bán hàng luôn phải đối mặt.

Sau đây là một số vấn đề thường gặp khi lập kế hoạch bán hàng:

Thiếu thông tin chi tiết về thị trường

Nhiều doanh nghiệp có thể đối mặt với vấn đề thiếu thông tin chi tiết về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 

Điều này có thể làm cho các doanh nghiệp không có thế mạnh để cạnh tranh được trong hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu bán hàng không rõ ràng hoặc không khả thi

Mục tiêu bán hàng là một phần quan trọng của kế hoạch bán hàng. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu bán hàng cụ thể, chẳng hạn như tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, hoặc thâm nhập thị trường mới. 

Nếu mục tiêu bán hàng không rõ ràng hoặc không khả thi, thì kế hoạch bán hàng sẽ không hiệu quả.

Không phân tích thị trường kỹ lưỡng

Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và xu hướng thị trường. 

Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về các yếu tố này để xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp. 

Nếu không phân tích thị trường kỹ lưỡng, thì doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng được chiến lược bán hàng hiệu quả.

Chiến lược bán hàng không rõ ràng

Chiến lược bán hàng là một kế hoạch tổng quát về cách thức doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu bán hàng. 

Chiến lược bán hàng cần bao gồm các yếu tố như:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Giá cả
  • Kênh phân phối
  • Các hoạt động bán hàng

Nếu chiến lược bán hàng không phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và bối cảnh thị trường, thì kế hoạch bán hàng sẽ không hiệu quả.

Không triển khai kế hoạch bán hàng phù hợp

Triển khai kế hoạch bán hàng là bước quan trọng để biến kế hoạch thành hiện thực. 

Doanh nghiệp cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nhân viên bán hàng và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. 

Nếu không triển khai kế hoạch bán hàng hiệu quả, thì kế hoạch sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Không theo dõi và đánh giá hiệu quả

Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch bán hàng thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. 

Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng kế hoạch đang được thực hiện hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. 

8 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả dành cho Doanh nghiệp 2024

Có thể thấy, một quy trình bán hàng hiệu quả thì không thể thiếu đến việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Và điều quan trọng là cần phải tìm ra phương án giải quyết các vấn đề khó khăn trên, để có được hiệu quả trong kinh doanh.

Sau đây là gợi ý 8 bước lập kế hoạch bán hàng chuẩn 2024 dành cho doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả bán hàng, đó là:

Xác định mục tiêu bán hàng

Mục tiêu bán hàng là đích đến mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu cần được xác định cụ thể, có thể đo lường được, có tính khả thi và có thời hạn thực hiện.

Một số mục tiêu bán hàng phổ biến bao gồm:

  • Tăng doanh số
  • Tăng lợi nhuận
  • Mở rộng thị trường
  • Tăng cường nhận thức thương hiệu

Phân tích thị trường

Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ về tình hình thị trường, bao gồm các yếu tố như:

  • Đối thủ cạnh tranh
  • Khách hàng mục tiêu
  • Xu hướng thị trường
  • Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt, từ đó xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp.

Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Việc xác định khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào việc tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này.

Xây dựng chiến lược bán hàng

Chiến lược bán hàng là một kế hoạch tổng quát về cách thức doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu bán hàng. Chiến lược bán hàng cần bao gồm các yếu tố như:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Giá cả
  • Kênh phân phối
  • Các hoạt động bán hàng

Đào tạo và truyền thông nội bộ

Đào tạo và truyền thông nội bộ giúp đội ngũ nhân viên bán hàng hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ, chiến lược bán hàng và mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này giúp đội ngũ nhân viên bán hàng có động lực và hiệu quả cao trong công việc.

 Lập kế hoạch dự phòng

Kế hoạch dự phòng giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra bao gồm:

  • Thay đổi của thị trường
  • Sự cạnh tranh của đối thủ
  • Những thay đổi trong sản phẩm/dịch vụ
  • Kế hoạch tài chính 

Dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và đảm bảo kế hoạch bán hàng được thực hiện hiệu quả. Ngân sách cần được dự toán cho các hạng mục như:

  • Tiếp thị
  • Nhân sự
  • Đào tạo
  • Chi phí khác

Theo dõi, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liên tục

Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch bán hàng thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng kế hoạch đang được thực hiện hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các mẫu lập kế hoạch kinh doanh cho sales 2024 sau đây để đơn giản hóa cũng như tiết kiệm thời gian lập kế hoạch bán hàng!

Contact Center MiCXM – Giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả hoạt động bán hàng

Trong hoạt động bán hàng, nhân viên Sales thường hay gặp các vấn đề về tương tác đa kênh với khách hàng, lưu trữ và phân loại dữ liệu khách hàng rời rạc dẫn đến hoạt động bán hàng gặp chút khó khăn.

Với phần mềm Contact Center MiCXM do MITEK cung cấp, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý tương tác đa kênh (Callcenter, Facebook, Zalo, Livechat, Email, SMS,…)  trên một nền tảng duy nhất.

Với các tính năng cơ bản của một hệ thống Contact Center, MiCXM còn có thêm các tính năng tiện ích khác giúp doanh nghiệp quyết định lựa chọn sử dụng như: 

▸ Triển khai nhanh chóng trên nền tảng cloud, không cần đầu tư chi phí hạ tầng

▸ Dữ liệu thông tin khách hàng được mã hóa, bảo mật tuyệt đối

▸ Popup thông tin khách hàng khi có cuộc gọi đến

▸ Quản lý chi tiết vụ việc tiếp nhận xử lý

▸ Quản lý ghi âm tất cả cuộc gọi vào ra

▸ Giám sát realtime cuộc gọi đang nói chuyện, cuộc gọi đang chờ

▸ Thống kê chi tiết lịch sử cuộc gọi trả lời, không trả lời, cuộc nhỡ,….

Có thể thấy, khi doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, ứng dụng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng, bao gồm:

  • Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng: tiếp cận khách hàng trên tất cả các kênh liên lạc, từ đó tăng khả năng tiếp cận và nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: phần mềm cung cấp trải nghiệm khách hàng thống nhất và liền mạch trên tất cả các kênh liên lạc. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi.
  • Nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng: giúp doanh nghiệp quản lý và phân loại các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng.
  • Tăng cường hiệu suất đội ngũ bán hàng: MITEK CRM Contact Center giúp bạn thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó giúp đội ngũ bán hàng thấu hiểu khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Nhìn chung

Hệ thống MiCXM™ chính là một giải pháp luôn mang đến cho mọi doanh nghiệp một hệ thống Contact  Center mang đầy đủ tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ hơn mọi hoạt động bán hàng của Sales B2B trong dịch vụ khách hàng. 

Nếu doanh nghiệp cần một hệ thống Contact Center nhiều tính năng ưu việt và dễ dàng sử dụng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thiết để xây dựng một kế hoạch bán hàng hiệu quả. Đừng quên theo dõi MITEK để cập nhật thông tin mới nhất về bán hàng và quản trị bạn nhé!


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:     contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Tổng đài Cloud Call Center & Cloud PBX: Những điều mà doanh nghiệp cần biết

Ngày nay, để phục vụ cho hoạt động vận hành, nhiều doanh nghiệp thường tìm đến các loại hệ thống tổng đài như tổng đài Cloud Call Center và tổng đài Cloud PBX để dễ dàng tương tác với nhau và với khách hàng.

Có thể thấy, tổng đài Cloud Call Center thì tập trung vào việc tương tác với khách hàng bên ngoài để cung cấp hỗ trợ và thông tin, trong khi tổng đài Cloud PBX thì tập trung vào việc liên lạc và tương tác nội bộ giữa các thành viên trong tổ chức.

Cả hai đều có vai trò quan trọng trong quản lý tương tác và thông tin bằng điện thoại trong một tổ chức, nhưng chúng phục vụ mục đích khác nhau.

Vậy, 2 loại hệ thống tổng đài Cloud Call Center và tổng đài Cloud PBX có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết bên dưới nhé!

Tổng quan về hệ thống tổng đài Cloud Call Center

Tổng đài Cloud Call Center (hệ thống tổng đài Chăm sóc khách hàng) là giải pháp tổng đài dùng để quản lý và CSKH một cách hiệu quả, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp trong chăm sóc, phục vụ và hỗ trợ Khách hàng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, giải pháp còn giúp quản lý quá trình nhân viên truyền tải đến khách hàng, đánh giá năng lực nhân viên, đảm bảo chất lượng và uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tổng đài Call Center có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm dịch vụ khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bán hàng, thu hồi nợ, khảo sát thị trường và nhiều hơn nữa.

>>>Tìm hiểu thêm: dịch vụ tổng đài Cloud Call Center do MiPBX cung cấp ngay tại đây!

Một số lợi ích khi dùng tổng đài Cloud Call Center

Sử dụng hệ thống tổng đài Cloud Call Center có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý và tương tác với khách hàng, đó là:

Truy cập từ mọi nơi: 

Nhân viên có thể làm việc từ xa hoặc truy cập hệ thống từ bất kỳ đâu với kết nối internet, giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả của làm việc.

Quản lý dễ dàng: 

Giao diện quản trị thân thiện và các tính năng quản lý giúp theo dõi hiệu suất cuộc gọi, lập lịch nhân viên và theo dõi số liệu thống kê.

Tối ưu hóa dịch vụ khách hàng: 

Tích hợp CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) với tổng đài Cloud Call Center giúp cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng cho nhân viên, giúp họ cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Tối ưu hóa tỷ lệ giải quyết cuộc gọi: 

Hệ thống tự động phân phối cuộc gọi đến nhân viên phù hợp nhất dựa trên kỹ thuật xác định khả năng và tải công việc.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng: 

Tăng cường khả năng phục vụ khách hàng và giảm thời gian chờ đợi, làm tăng sự hài lòng của họ.

Tích hợp dễ dàng với các ứng dụng khác: 

Tổng đài Cloud Call Center có thể tích hợp với các hệ thống khác như email, chat, và các công cụ quản lý tương tác khách hàng khác.

Tổng quan về tổng đài Cloud PBX

Tổng đài Cloud PBX (Tổng đài ảo) là hệ thống tổng đài điện thoại dành cho mọi doanh nghiệp, được triển khai theo mô hình điện toán đám mây (CaaS – Communication as a Service, Cloud based PBX), cho phép doanh nghiệp quản lý các cuộc gọi trên Internet thay vì sử dụng hệ thống điện thoại truyền thống.

Đây được xem là một hình thức tổng đài nội bộ (PBX) nhưng không cần sở hữu và quản lý các phần cứng và phần mềm PBX truyền thống, mà thay vào đó, dựa vào cơ sở hạ tầng đám mây để cung cấp các tính năng và dịch vụ điện thoại.

>>> Tìm hiểu thêm về tổng đài Cloud PBX do MiPBX cung cấp ngay tại đây nhé!

Một số lợi ích khi dùng tổng đài Cloud PBX

Sử dụng tổng đài Cloud PBX mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp, đó là:

Tính linh hoạt

Dễ dàng thay đổi và mở rộng số điện thoại nội bộ và tính năng theo nhu cầu, không bị ràng buộc bởi hệ thống cố định.

Dịch vụ cuộc gọi qua Internet (VoIP)

Sử dụng giao thức VoIP giúp giảm chi phí liên lạc và cung cấp các tính năng tương tác mạnh mẽ.

Số điện thoại ảo

Cung cấp số điện thoại ảo cho việc gọi và nhận cuộc gọi từ nhiều khu vực hoặc quốc gia khác nhau.

Tích hợp cuộc gọi di động

Cho phép tích hợp cuộc gọi từ điện thoại di động, đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi quan trọng khi không ở văn phòng.

Ghi âm cuộc gọi

Tích hợp tính năng ghi âm cuộc gọi để theo dõi và đánh giá chất lượng dịch vụ hoặc mục đích bảo mật.

Tối ưu hóa hiệu suất

Cung cấp các tính năng như phân phối cuộc gọi thông minh để tối ưu hóa tỷ lệ giải quyết cuộc gọi và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Vậy, 2 loại hệ thống tổng đài này có những điểm phân biệt như thế nào?

Một số điểm phân biệt tổng đài Cloud Call Center và tổng đài Cloud PBX mà doanh nghiệp cần biết

Nhìn chung, tổng đài Cloud Call Center và Tổng đài Cloud PBX là hai loại dịch vụ dựa trên điện toán đám mây (cloud) liên quan đến việc quản lý và tổ chức cuộc gọi trong môi trường kỹ thuật số.

Tuy nhiên, Tổng đài Cloud Call Center chủ yếu liên quan đến quản lý cuộc gọi với khách hàng và cung cấp dịch vụ tương tác khách hàng, trong khi tổng đài Cloud PBX chủ yếu tập trung vào quản lý cuộc gọi và liên lạc nội bộ trong tổ chức.

Cả hai dịch vụ đều có những tính năng linh hoạt giống nhau và tiết kiệm chi phí, nhưng lại có mục đích sử dụng và chức năng khác nhau, đó là:

*Về tổng đài Cloud Call Center: 

Mục đích sử dụng tổng đài:

Tổng đài Cloud Call Center là một hệ thống tổng đài dùng để tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, dùng để quản lý cuộc gọi vào/ ra của khách hàng hoặc liên quan đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Đây thường là công cụ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tương tác khách hàng, chăm sóc khách hàng.

Chức năng chính khi sử dụng:

Quản lý cuộc gọi đến, cuộc gọi đi, xác định phân phối cuộc gọi, quản lý cuộc gọi bị từ chối, cung cấp phân tích về hiệu suất của cuộc gọi, cung cấp tích hợp với hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) để cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, v.v.

*Về tổng đài Cloud PBX:

Mục đích sử dụng tổng đài:

Tổng đài Cloud PBX cung cấp các tính năng của một tổng đài điện thoại truyền thống trong một môi trường điện toán đám mây. Nó là một dịch vụ liên quan đến quản lý cuộc gọi nội bộ và liên lạc trong tổ chức.

Chức năng chính khi sử dụng: 

Cung cấp số điện thoại nội bộ cho nhân viên, cho phép chuyển cuộc gọi, cài đặt một danh bạ nội bộ, ghi âm cuộc gọi, cung cấp tính năng voicemail, quản lý cuộc gọi trong tổ chức.

Tóm lại

Hiện tại, MiPBX đang cung cấp 2 loại hệ thống tổng đài Cloud Call Center & tổng đài Cloud PBX cho nhiều doanh nghiệp.

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tìm hiểu và lựa chọn sử dụng giải pháp tổng đài phù hợp với hoạt động vận hành, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký sử dụng nhé!

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm của MiPBX sẽ mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ chất lượng nhất với giá tốt nhất.


Liên hệ ngay với chúng tôi:

MiPBX – Tổng đài cloud 1900/1800/cố định/di động: Một giải pháp của MITEK đang được tin dùng bởi hơn 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam: J&T Express, EMS Việt Nam, Prudential, Generali, ACBs, Techcomsecurities, Transcosmos BPO, VUS, Tesla, An Gia Investment, ICool, Đại Y,….

1900 1238 | MiPBX | Tổng đài doanh nghiệp MiPBX