Những biến đổi trong ngành Thương mại điện tử ở Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Nhờ Covid-19, sự chuyển đổi của thị trường bán lẻ vừa sâu vừa rộng, khi các shop bán hàng nhỏ cũng phải làm website/gian hàng online trên các nền tảng bán hàng, các nhà bán lẻ lớn thì lo xây dựng Omni-Channel, các app lớn biến thành “siêu app”…; đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành thiết yếu nhu FMCG, F&B, thực phẩm và dược phẩm.
Sau dịch, mọi thứ sẽ không bao giờ quay lại điểm ‘bình thường’ như trước đó nữa. Dù báo cáo khảo sát cho thấy 43% người dùng vẫn thích mua offline hơn là mua online. Nhưng sau khi bị ‘ép buộc’ phải mua qua online trong dịch, người dùng sẽ kỳ vọng vào online như một kênh mua hàng thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
Ví dụ: trước kia nếu không có thời gian ra cửa hàng mua hàng và không biết mua hàng online như thế nào, người mua có thể đợi tới khi rảnh để đi ra store; còn hiện tại sau khi sống chung với dịch, người tiêu dùng đã biết tới mua hàng online, họ đơn giản là tìm kiếm xem nhà bán hàng đó có website, có Fanpage để có thể đặt luôn online và giao tận nhà.
Hiện tại, TMĐT qua mạng xã hội đang tăng trưởng vượt bậc nhờ nhu cầu người dùng tăng cao ở Facebook, Instagram và Zalo. Người tiêu dùng có vẻ tin tưởng vào việc mua hàng qua mạng xã hội hơn là mua hàng online như thông thường.
“Social hiện tại không chỉ đơn thuần là 1 kênh quảng bá và làm thương hiệu, nó còn là 1 kênh bán hàng chủ lực. Và như đã nói ở trên, trong bối cảnh niềm tin giữa người mua – người bán chưa được xác lập thì với khả năng tư vấn vượt trội của nó, Social Commerce nổi lên như một giải pháp vượt trội về trải nghiệm khách hàng.
Những ngành kinh doanh đòi hỏi tư vấn khi mua hàng cao sẽ thấy được vai trò chủ lực của Social Commerce như hàng xa xỉ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, bất động sản, điện máy, nội thất, các sản phẩm thiết kế riêng…“, anh Lê Thiết Bảo bình luận.