Các nguyên tắc lắp đặt trạm BTS

A. Các yêu cầu an toàn trong lắp đặt đối với trạm BTS

I.      Hệ thống tiếp đất, chống sét (xem hình 1):

1.     Ngoài phòng thiết bị:

Đối với trạm dùng cột tự đứng hoặc cột dây níu:

–         Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải kiểm tra thật kỹ tiếp xúc giữa kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét không bị đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột (mỗi 2m một lần). Ngoài ra, còn phải đảm bảo tách biệt  dây thoát sét với phiđơ, cáp RF (nên bố trí đi dây thoát sét đối diện với thang cáp đi phiđơ, cáp RF)

–         Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, phiđơ phải được tiếp đất ít nhất 3 điểm

+       Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ trên cột khoảng 0,3m đến 0,6m

+       Điểm thứ hai: tại vị trí trước khi phiđơ uốn cong ở chân cột cách chỗ uốn cong khoảng 0,3m

+       Điểm thứ ba: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và bảng đất ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh đất mà nối trực tiếp dây tiếp đất cho phiđơ vào bảng đất này

Lưu ý: Lắp vị trí thanh đất và điểm làm tiếp đất cho phiđơ thật linh động sao cho dây tiếp đất cho phiđơ phải đi thẳng xuống, hạn chế tối đa bị uốn cong

–    Cả ba thanh đồng tiếp đất, chống sét cho phiđơ nêu trên phải nối vào bảng đồng tiếp đất trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất như sau:

+   Nếu chiều cao của cột anten < khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì dùng dây đồng trần nối trực tiếp xuống cọc đất (Đây là trường hợp hệ thống đất 3 dây)

+   Nếu chiều cao của cột anten > khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì sẽ nối chung vào dây đất trong nhà ở mức sàn (Đây là trường hợp hệ thống đất 2 dây)

Lưu ý: Phải làm thêm tiếp đất cho vỏ phiđơ khi chiều dài phiđơ lớn hơn > 20m

Đối với trạm dùng loại cột cóc (pole):

–         Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng và nối với nhau tại 1 điểm dưới sàn sân thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở bất kỳ cột nào thì sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.

–         Phiđơ phải được làm tiếp đất tại ít nhất 2 điểm:

+   Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ khoảng 30-60 cm

+   Điểm thứ hai: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm

2.     Trong phòng thiết bị:

–  Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống cọc đất  và cách li với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.

–    Tủ điện AC và ổn áp nối đất bằng một đường riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng một dây riêng, tách biệt với các dây khác.

– Vị trí bảng đất chung cho phòng thiết bị có thể đặt ở dưới lỗ cáp nhập trạm, hoặc dưới chân tường tuỳ theo điều kiện của từng trạm.

Chú ý:

   Trong trường hợp cáp đi trên cột <3m thì có thể dùng một thanh đồng tiếp đất cho phiđơ đặt ở đoạn giữa thân cột.

–    Dây chống sét trực tiếp phải nối chắc chắn, tiếp xúc tốt với kim thu sét. Dây thoát sét luôn luôn phải theo nguyên tắc nối thẳng từ trên xuống để đảm bảo thoát sét xuống đất nhanh nhất.

–    Tất cả phần tiếp đất chống sét bên ngoài phòng thiết bị phải đảm bảo được nối đất cách li với phần nối đất trong phòng máy.

Hệ thống tiếp đất, chống sét cho nhà trạm

Hình 1: Hệ thống tiếp đất, chống sét cho nhà trạm

  II.   Hệ thống nguồn điện cung cấp

1.     Hệ thống nguồn AC:

–         Phải kiểm tra thật kỹ về nguyên tắc đấu nối (trình bày ở phần sau), thứ tự pha, màu dây theo qui định, kích cỡ dây theo thiết kế,

+   Tiết diện dây nguồn từ automat điện lực vào automat tổng: 2x16mm2 (dùng cáp CADIVI)

+   Tiết diện dây nguồn từ automat 63A trong tủ điện chính cung cấp cho tủ REC: 5x6mm2

+   Tiết diện dây nguồn dùng cho máy điều hòa và điện sinh hoạt (đèn néon, ổ cắm,…): 2×2.5mm2

+   Màu dây theo qui định:  –        màu đen: dây trung tính (N)

–        màu đỏ: dây pha (L)

–        màu vàng/xanh: dây đất (PE)

–         Phải đo kiểm hệ thống nguồn AC đạt các chỉ tiêu sau:

a. Hệ thống nguồn dùng ổn áp Lioa, tủ MPT54:

i.      Trước ổn áp:        Điện áp: 220 ± 20% (VAC)

Tần số: 50 ± 5% (Hz)

ii.      Sau ổn áp:            Điện áp: 220± 5% (VAC)

Tần số: 50 ± 5% (Hz)

b. Hệ thống nguồn không dùng ổn áp, tủ MP75 (tủ có ổn áp dải rộng):

Điện áp: 90 – 285 (VAC)

Tần số: 50 ± 5% (Hz)

 

2.     Hệ thống nguồn DC:

–         Kiểm tra cực tính của các thanh 0V và  – 48V phải tương ứng với cực tính của ắc qui,

–         Cực âm (-) của mỗi tổ ắc qui nối vào cầu chì,

–         Cực dương (+) nối trực tiếp vào thanh đồng trong tủ nguồn,

–         Điện áp ra tủ nguồn DC: (48 – 56) V, bình thường là 54 V,

–         Kiểm tra điện áp của các bộ accu: 48 – 55V, bình thường là 54 V khi không có tải; 48 V khi có tải,

–         Kiểm tra điện áp giữa cực dương (0V) với dây đất (PE) » 0V,

–         Tiết diện dây từ tủ nguồn DC cung cấp cho tủ BTS: > 16 mm2.

III.           Nhà trạm

–                   Phòng máy phải được trang bị khóa chắc chắn để đảm bảo an toàn về thiết bị,

–         Phải đảm bảo phòng máy được bịt kín,

–         Lỗ cáp nhập trạm phải được bịt kín bằng keo silicon đảm bảo không bị nước thấm vào

–         Hệ thống điều hòa phải hoạt động tốt trước khi bật thiết bị chạy.

B.   Các nguyên tắc lắp đặt trạm BTS

1.     Bố trí trong phòng thiết bị:

Sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu

Hình 2 : Sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu

Trong phòng thiết bị, BTS là thiết bị quan trọng nhất. Nguyên tắc bố trí thiết bị trong phòng máy, tính theo thứ tự ưu tiên và từ lỗ cáp nhập trạm, như sau: vị trí đầu tiên dành cho BTS, vị trí thứ hai dùng để dự phòng cho BTS khi cần thêm rack BTS, vị trí thứ ba dành cho rack chứa thiết bị truyền dẫn và DDF, tiếp theo là vị trí của rack nguồn, khỏang trống 60 cm dành cho bảo dưỡng và sửa chữa tủ nguồn MPT54, các vị trí khác là tủ cắt lọc sét, phần tủ điện AC … (xem hình 2).

 

*Lưu ý: Tủ BTS cách lỗ cáp nhập trạm (theo hình chiếu bằng) khoảng 40 đến 60 cm, nên để khoảng cách này là 65 cm và bố trí  rack truyền dẫn 19 inch vào vị trí này khi cần tiết kiệm diện tích sử dụng.

Không dùng bộ ổn áp Lioa khi dùng tủ nguồn MP75.

Dàn lạnh thiết bị điều hòa không được gắn ngay phía trên bất kỳ thiết bị hoạt động nào trong trạm để tránh nhỏ nước vào thiết bị.

2.     Nguyên tắc đấu nối hệ thống nguồn AC

a.   Nguyên tắc đấu nối hệ thống AC cho phòng máy BTS dùng tủ nguồn MP75, không dùng Lioa:

Đấu nối hệ thống AC trong phòng máy

Hình 2a: Đấu nối hệ thống AC trong phòng máy

b.  Sơ đồ đấu nối hệ thống AC cho phòng máy BTS dùng tủ nguồn MPT54 và có ổn áp Lioa (hệ thống dùng trong pha 1 và pha 1+, xem hình 3):

Nguyên tắc đấu nối hệ thống nguồn AC

Hình 3: Nguyên tắc đấu nối hệ thống nguồn AC   

Một số điều cần lưu ý thêm:

–         Dây nối đất cho tủ cắt lọc sét và và dây nối đất cho LIOA, tủ AC phải đi riêng, cách ly với nhau.

–         Tất cả các mối nối, đầu cord phải chắc chắn, dây điện và dây AC đi trong tủ AC phải gọn gàng và có thể mở rộng sau này.

3.  Nguyên tắc đi dây và cố định cáp phiđơ

– Cáp phải được bố trí/rải ngăn nắp thẳng đều trên máng cáp,

–         Tại những vị trí uốn cong, bán kính cong của dây feeder không được nhỏ quá giới hạn cho phép (xem hình 4). Vì nếu bán kính cong nhỏ quá sẽ gây ra suy hao vượt mức cho phép và dây feeder có khả năng bị gãy.

–         Dây feeder không được cố định quá chặt vào cầu cáp vì sẽ làm cho feeder bị móp. (Xem hình 5)

–         Dây feeder phải được cố định vào cầu cáp bằng kẹp cáp, dây đi thẳng, chắc chắn (xem hình 6)

–         Nên kẹp 2 sợi feeder của một sector đi chồng lên nhau để tiện cho việc mở rộng sau này, chú ý không được kẹp chung 2 sợi cáp phiđơ của 2 sector khác nhau!
Trước khi chạy dây feeder vào lổ cáp nhập trạm phải có đoạn uốn cong võng xuống, nhằm tránh nước bám theo feeder chảy vào trạm qua lổ cáp nhập trạm.

Bán kính cong Feeder nhỏ nhất cho phép

Hình 4: Bán kính cong nhỏ nhất cho phép.