Ứng dụng công nghệ ảo hóa máy tính để cắt giảm chi phí quản lý và hỗ trợ

Các doanh nghiệp sử dụng ảo hóa ứng dụng trên máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn đã có những bước tiến lớn đầu tiên trong việc giảm chi phí quản lý và hỗ trợ bằng cách đơn giản hóa việc triển khai và quản lý các ứng dụng ảo hóa.

Tuy nhiên, việc quản lý các máy tính xách tay hay máy để bàn vẫn còn là một thách thức vì các doanh nghiệp vẫn có thói quen quản lý ứng dụng máy tính và hệ điều hành một cách riêng lẽ.

Trong thực tiễn sử dụng các trình máy khách ảo (ví dụ như XenClient) quản lý các hình ảnh cơ bản của các thiết bị (base image), bộ phận IT của doanh nghiệp đã giảm 50-70% chi phí quản lý và hỗ trợ bằng cách áp dụng mô hình sau:

Trong mô hình này, XenClient không chỉ đóng vai trò quản lý các ứng dụng bên trong hệ điều hành, mà nó quản lý luôn cả bản thân hệ điều hành. Và bởi vì bản thân hệ điều hành cũng đã được ảo hóa nên bộ phận IT sẽ tận dụng được hết những lợi thế và ưu điểm khác mà công nghệ ảo hóa mang lại.

Ví dụ, bộ phận IT có thể triển khai một hình ảnh duy nhất cho hàng nghìn máy không phân biệt các thành phần phần cứng cụ thể, loại bỏ nổi lo quản lý hệ thống trình điều khiển phần cứng (hardware driver).

Bộ phận IT có thể nhanh chóng phục hồi từ một sự cố, cô lập các máy để bàn phục vụ cho công việc doanh nghiệp hoặc các nhu cầu cá nhân và họ cũng có thể triển khai hệ thống bảo mật thông tin trên diện rộng (bảo mật USB, mã hóa dữ liệu, ngắt kết nối từ xa, v.v…)

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng các mày tính để bàn và máy tính xách tay truyền thống, hãy trải nghiệm qua các sản phẩm ảo hóa của Citrix và cảm nhận sự thay đổi tuyệt vời trong khả năng quản lý, tính bảo mật và độ tin cậy của hệ thống.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

Làm cách nào để chiến dịch SMS Marketing đạt hiệu quả ?

Hiện nay, mỗi cá nhân đầu sở hữu ít nhất 1 điện thoại di động và SMS Marketing đã và đang trở thành loại hình marketing phổ biến trên thị trường. SMS là cách hữu hiệu nhất để tiếp cận khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Thực hiện chiến dịch SMS Marketing không chỉ ít tốn chi phí mà còn đạt hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Khách hàng có thể xem thông tin ở bất cứ nơi đâu mà không phải bất kỳ hình thức marketing nào cũng làm được.

Giá trị từ SMS

Khách hàng có nhiều lý do để tham gia vào chương trình nhận SMS của doanh nghiệp, có thể khách hàng quan tâm và muốn giao dịch hoặc nhận các thông tin, chính sách ưu đãi hoặc tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp thông qua SMS.

SMS Marketing có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng nên doanh nghiệp cần có những chính sách riêng biệt cho khách hàng sau khi đăng ký vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Các chính sách có thể là gởi cho khách hàng những thông tin về dòng sản phẩm giảm giá và ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng phản hồi lại sau khi nhận SMS nhằm tạo sự tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Ưu điểm của SMS Marketing

Kết hợp với các loại hình marketing khác

Một chiến dịch SMS Marketing sẽ càng hiệu quả hơn nếu như chúng ta biết kết hợp khéo léo với các loại hình marketing khác. Doanh nghiệp có thể liên kết với các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter,… hoặc đề cập đến website của doanh nghiệp trong nội dung tin nhắn.

Nhắc nhở khách hàng nhớ đến doanh nghiệp

Trong 1 ngày, khách hàng có thể nhận được rất nhiều tin nhắn nên chắc chắn họ sẽ không nhớ chúng ta là ai. Vì vậy, hãy thường xuyên nhắc đến tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, dịch vụ và thậm chí là thông tin liên hệ (số điện thoại, email, website,..) trong tin nhắn gửi cho khách hàng, điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt mà còn là cơ hội để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp nhiều hơn, giúp gia tăng doanh số bán hàng.

Thông điệp kêu gọi hành động

Nếu doanh nghiệp muốn gửi thông tin hữu ích cho khách hàng, muốn thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả thì trong nội dung tin nhắn gửi cho khách hàng nên có những từ ngữ kêu gọi hành động (thường được gọi là CTA – call to action).

Nếu khách hàng quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp, khách hàng sẽ tương tác với doanh nghiệp, đảm bảo các từ ngữ kêu gọi hành động phải là những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và khách hàng phải biết chính xác họ sẽ làm gì để “hành động”.

Thông điệp mang tính cá nhân

Do người sử dụng điện thoại tiếp nhận quá nhiều tin nhắn quảng cáo, tin rác trong ngày, nên dường như họ không mấy hứng thú khi mở đọc các mẫu tin quảng cáo được gửi đi tự động.

Do đó, doanh nghiệp hãy cố gắng tạo thông điệp mang đậm tính cá nhân để khách hàng cảm giác doanh nghiệp đang nói chuyện trực tiếp với họ, hãy tưởng tượng thật tốt và sáng tạo trong nội dung tin nhắn nhằm tương tác vui vẻ với khách hàng, điều này giúp dễ truyền đạt những thông điệp kêu gọi hành động đến khách hàng và nếu duy trì thường xuyên thì những người nhận SMS hôm nay sẽ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

Những ưu điểm của hệ thống điện thoại IP PBX \ VOIP so với điện thoại truyền thống là gì?

Ngày nay hầu như các bạn nghe nói rất nhiều cũng như đã và đang sử dụng các dịch vụ Voice over IP (VoIP) trong liên lạc hằng ngày (Skype, Voice chat…). VoIP là một kỹ thuật mang tính cách mạng làm thay đổi thể giới điện thoại, và trong tương lai rất có thể sẽ thay thế toàn bộ hệ thống điện thoại truyền thống. Thực tế chúng hoạt động như thế nào, lợi ích của chúng ra sao? Đâu là những tiện ích và ứng dụng của VoIP?

VoIP là gì?

Hình trên miêu tả 2 mạng: mạng điện thoại truyền thống PSTN (thoại) và mạng Internet (data) tách biệt nhau ra. Mạng điện thoại kết nối nhiều PBX (Private Branch Exchange) lại với nhau, và mỗi một PBX sẽ được nối kết với nhiều máy điện thoại. Trong mạng dữ liệu, nhiều mạng cục bộ LAN nối kết lại với nhau thông qua mạng Internet (chia sẻ dự liệu, email, web,…).

Tại sao lại cần 2 mạng độc lập như thế? Tại sao không nối kết liên mạng chúng lại với nhau? Và khi đó, chúng ta sẽ có 1 mang duy nhất như sau:

Khi đó voice và data sẽ được truyền tải trên IP qua cùng 1 mạng.

Như vậy, VoIP (viết tắt của Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao thức IP) là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh.

Những lợi ích của hệ thống điện thoại IP PBX \ VOIP là gì?

Các ưu điểm của IP-PBX xuất phát từ những ưu điểm của mạng chuyển mạch gói IP so với mạng chuyển mạch kênh như sau:

  • Quản lý và bảo dưỡng dễ hơn.
  • Khả năng kết nối từ xa, khả năng di động.
  • Kết hợp thoại, dữ liệu tạo ra ứng dụng mới.
  • Dễ dàng phát triển các dịch vụ mới do cấu trúc mở và các giao diện chuẩn.
  • Dễ sử dụng do được hỗ trợ nhiều bởi phần mềm và giao diện đồ họa GUI.

So sánh giữa IP-PBX và PBX truyền thống:

PBX truyền thống IP-PBX
PBX không thực hiện được chức năng của IP-PBX như Web, Instant message, email IP-PBX có đầy đủ chức năng của một PBX truyền thống
PBX chỉ truyền tín hiệu thoại trên hệ thống điện thoại riêng biệt. IP-PBX truyền tín hiệu thoại và dữ liệu trên cùng một đường dây.
Hỗ trợ duy nhất một loại đầu cuối là điện thoại analog. IP-PBX có khả năng hỗ trợ nhiều loại đầu cuối thoại khác nhau: điện thoại analog, điện thoại IP, softphone…
Hạn chế trong việc di chuyển điện thoại. Cho phép chuyển vùng dễ dàng nhờ vào các đặc điểm của giao thức SIP, người dùng cắm điện thoại ở bất kỳ đâu có cổng ethernet
Khả năng phát triển các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng kém. Có thêm nhiều loại hình dịch vụ khác như telephone, email, fax, call back, web chat, instant message….
Mỗi đường dây điện thoại chỉ có thể thực hiện được một cuộc gọi tại một thời điểm, do đó không tiết kiệm băng thông. Tín hiệu trước khi chuyển đến đường truyền đã được thông qua các bộ nén và giải nén, băng thông cho mỗi cuộc gọi có thể được nén xuống còn 5,3 Kbit/s (chuẩn nén thoại G.723.1), thay vì 64Kbit/s của thoại thường.Do tính chất tiết kiệm băng thông nên với một đường dây thoại (CO Line) có thể thực hiện được nhiều cuộc gọi hơn.
Khó cài đặt, mở rộng, nâng cấp và bảo trì. Dễ dàng cài đặt, mở rộng, nâng cấp và bảo trì.
Khó quản lý. Dễ quản lý hơn nhờ giao diện cấu hình.
Chi phí cao khi thực hiện cuộc gọi đường dài hay quốc tế. Tiết kiệm được chi phí bằng cách sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ VOIP đối với cuộc gọi đường dài hay cuộc gọi quốc tế. Kết nối điện thoại dễ dàng giữa các văn phòng/chi nhánh và gọi miễn phí.

Sự khác biệt giữa FXS và FXO là gì?

FXS và FXO là tên của hai giao tiếp phổ biến nhất  trong môi trường điện thoại analog.

Điện thoại Analog, còn được gọi là Plain Old Telephone Service (POTS), cung cấp một line trung kế từ bưu điện (CO), gồm cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ.

Giao tiếp FXS (Foreign eXchange Subscriber) là cổng (port) cung cấp đường tín hiệu tương tự (Analog) đến người đăng ký, thường được kết nối tới các thiết bị như: điện thoại analog, máy fax… Nói cách khác, nó chính là cổng cung cấp:

  • Tín hiệu quay số (Dial Tone)
  • Dòng điện (Battery Current)
  • Điện thế chuông (Ring Voltage).

Giao tiếp FXO (Foreign eXchange Office) là cổng (port) tiếp nhận dịch vụ từ POTS, thường là từ Public Switched Telephone Network (PSTN). Nói cách khác, nó chính là cổng cung cấp:

  • Trạng thái off-hook (nhấc máy)
  • Trạng thái on-hook (gác máy – kết thúc liên lạc)

Vì cổng FXO được đi liền với một thiết bị, như máy fax hoặc máy điện thoại, thiết bị đó thường được gọi là “thiết bị FXO”.

FXO và FXS thường đi thành cặp, tức là tương tự như đầu cắm đực/cái.

FXS / FXO không có hệ thống PBX:

Nếu không có hệ thống PBX, điện thoại sẽ được nối trực tiếp vào cổng FXS cung cấp bởi công ty điện thoại.

FXS / FXO với hệ thống PBX:

Nếu có hệ thống PBX thì bạn kết nối đường dây công ty điện thoại cung cấp vào hệ thống PBX và nối các điện thoại vào PBX. Do vậy, hệ thống PBX phải có cả các cổng FXO (để kết nối các cổng FXS mà công ty điện thoại cung cấp) và các cổng FXS (để kết nối điện thoại hay máy fax).

FXS & FXO & VOIP

Bạn sẽ gặp thuật ngữ FXS và FXO khi quyết định mua thiết bị cho phép bạn kết nối điện thoại tương tự vào hệ thống Điện thoại VOIP hoặc kết nối các hệ thống PBX truyền thống với nhà cung cấp dịch vụ VOIP, hoặc kết nối các site với nhau thông qua mạng Internet.

FXO gateway


Để kết nối line bưu điện vào hệ thống IP PBX, bạn cần phải có FXO gateway. Điều này cho phép bạn kết nối các cổng FXS từ phía bưu điện vào cổng FXO của gateway, sau đó cổng này sẽ chuyển mạch tín hiệu tương tự của đường điện thoại thành cuộc gọi VOIP.

FXS gateway

Để kết nối một hoặc nhiều đường dây của một hệ thống PBX truyền thống với một hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ VOIP, bạn cần phải có FXS gateway. Nó sẽ kết nối các cổng FXO (thường được kết nối với công ty điện thoại) với mạng Internet hoặc một hệ thống VOIP.

Bộ chuyển đổi ATA (hay bộ chuyển đổi FXS)

Bộ chuyển đổi FXS được dùng để kết nối một máy điện thoại hoặc máy fax tương tự vào một hệ thống điện thoại VOIP hoặc một nhà cung cấp dịch vụ VOIP. Bạn cần thiết bị này để kết nối vào cổng FXO của điện thoại/máy fax. (nó sẽ chuyển mạch tín hiệu IP thành các tín hiệu analog để các thiết bị analog có thể hiểu được.)

FXS/ FXO  làm việc như thế nào?

Nếu bạn muốn biết chi tiết về mặt kỹ thuật hơn việc cổng FXS/FXO làm việc với nhau như thế nào thì đây là chuỗi sự kiện chính xác:

Khi bạn muốn thực hiện một cuộc gọi:

  1. Bạn nhấc máy điện thoại (thiết bị FXO). Cổng FXS phát hiện ra bạn đang ở trạng thái nhấc máy (off hook).
  2. Bạn quay số điện thoại, những số này ở dạng số Đa tần Âm kép (Dual-Tone Multi-Frequency – DTMF) và được chuyển đến cổng FXS.

Cuộc gọi đến:

  1. Cổng FXS nhận cuộc gọi, và sau đó gửi dòng chuông đến thiết bị FXO đang kết nối.
  2. Chuông kêu
  3. Ngay khi bạn nhấc máy, bạn có thể trả lời cuộc gọi.

Kết thúc cuộc gọi – thông thường cổng FXS dựa vào một trong hai thiết bị FXO đang kết nối nhau để kết thúc cuộc gọi.

Lưu ý: Đường điện thoại tương tự gửi dòng một chiều khoảng 50 volts đến cổng FXS. Đó là nguyên nhân tại sao bạn bị ‘giật’ nhẹ khi chạm vào đường điện thoại đã kết nối. Điều này cho phép thực hiện được cuộc gọi trong trường hợp bị cắt điện.

Tổng hợp mã điện thoại Việt Nam

HƯỚNG DẪN LIÊN LẠC ĐIỆN THOẠI


CÁCH GỌI TRONG NƯỚC:

Khi gọi cho điện thoại cố định giữa các tỉnh thành với nhau:

Cách gọi: 0 + Mã vùng + Số điện thoại.
Ví dụ: muốn gọi vào số điện thoại 23456789 của Hà Nội từ TP Hồ Chí Minh, thực hiện như sau:
• Đầu tiên bấm số 0 (Mã số gọi trực tiếp đường dài trong nước);
• Sau đó bấm mã vùng của Hà Nội là 4;
• Sau cùng bấm số máy cần gọi.
Quý khách bấm số theo thứ tự sau: 0 + 4 + 23456789

Gọi nội hạt trong cùng một tỉnh thành thì bấm trực tiếp số cần gọi:

Ví dụ: muốn gọi vào số điện thoại 23456789 trong cùng 1 tỉnh / thành phố:
Quý khách bấm số trực tiếp: 23456789

Từ điện thoại di động gọi cho điện thoại cố định, cách thức là: 0 + Mã vùng + Số điện thoại.

CÁCH GỌI QUỐC TẾ:

Từ Việt Nam, để gọi đến tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới:

Cách gọi: Chỉ số gọi quốc tế (+; 00) + Mã nước + Mã vùng + Số điện thoại
Ví dụ: gọi đến số 1234567 ở bang Texas, Mỹ, bấm số: 00 + 1 + 281 + 123456.
hoặc bấm: ‘+’ + 1 + 281 + 123456.

CÁCH GỌI ĐẾN MẠNG DI ĐỘNG:

Cách gọi: 0 + Mã mạng + số điện thoại (như vậy, phải quay đầy đủ 10 số đối với đầu 09x11 số đối với đầu 01xx).
• Đầu tiên bấm số 0 (chỉ số gọi trực tiếp đường dài).
• Tiếp theo bấm Mã Mạng điện thoại cần gọi.
• Sau cùng bấm số điện thoại cần gọi.

Mã điện thoại Việt Nam


Thông tin chung

Mã quốc gia Việt Nam: 84

Chỉ số gọi đi quốc tế là: + (hoặc 00 nếu gọi từ Việt Nam), liên tỉnh ở Việt Nam là: 0

Từ ngày 5 tháng 10, 2008, số điện thoại cố định tại các tỉnh thành dài 7 chữ số, riêng Hà Nội và TP HCM dài 8 chữ số (trừ những số điện thoại đặc biệt) được phân chia đầu số theo các nhà khai thác dịch vụ như sau:

2: Viettel (điện thoại cố định)

3: VNPT

4: VTC

5: SPT

62: Viettel (điện thoại cố định)

63:Viettel (điện thoại cố định)

66: Viettel (điện thoại cố định)

68: Di động Viettel

71: CMC Telecom

73: FPT Telecom.

8: Di động Vinaphone

9: Di động MobiFone

Phân bổ mã vùng trên toàn quốc

Mã 2x Mã 3x Mã 4 Mã 5x Mã 6x Mã 7x Mã 8
20 – Lào Cai 30 – Ninh Bình 4 – Hà Nội 500 – Đăk Lăk 60 – Kon Tum 70 – Vĩnh Long 80 – Cục Bưu điện Trung ương
210 – Phú Thọ 31 – TP Hải Phòng 501 – Đăk Nông 61 – Đồng Nai 710 – TP Cần Thơ 82 – TP.HCM (điện thoại cố định Viettel)
211 – Vĩnh Phúc 320 – Hải Dương 510 – Quảng Nam 62 – Bình Thuận 711 – Hậu Giang 83 – TP.HCM (điện thoại cố định VNPT)
218 – Hòa Bình 321 – Hưng Yên 511 – TP Đà Nẵng 63 – Lâm Đồng 72 – Long An 84 – TP.HCM (điện thoại cố định VTC)
219 – Hà Giang 33 – Quảng Ninh 52 – Quảng Bình 64 – Bà Rịa – Vũng Tàu 73 – Tiền Giang 85 – TP.HCM (điện thoại cố định SPT)
22 – Sơn La 350 – Nam Định 53 – Quảng Trị 650 – Bình Dương 74 – Trà Vinh 862 – TP.HCM (điện thoại cố định Viettel)
230 – Điện Biên 351 – Hà Nam 54 – Thừa Thiên – Huế 651 – Bình Phước 75 – Bến Tre 863 – TP.HCM (điện thoại cố định Viettel)
231 – Lai Châu 36 – Thái Bình 55 – Quảng Ngãi 66 – Tây Ninh 76 – An Giang 866 – TP.HCM (điện thoại cố định Viettel)
240 – Bắc Giang 37 – Thanh Hóa 56 – Bình Định 67 – Đồng Tháp 77 – Kiên Giang 868 – Mã vùng 868 được dùng cho toàn quốc chứ không dành riêng cho TP.HCM(sử dụng cho điện thoại di động Viettel)
241 – Bắc Ninh 38 – Nghệ An 57 – Phú Yên 68 – Ninh Thuận 780 – Cà Mau 871 – TP.HCM (điện thoại cố định CMC Telecom)
25 – Lạng Sơn 39 – Hà Tĩnh 58 – Khánh Hòa 69 – Quân đội và Công an 781 – Bạc Liêu 873 – TP.HCM (điện thoại cố định FPT Telecom)
26 – Cao Bằng 59 – Gia Lai 79 – Sóc Trăng 88 – Mã vùng 88 được dùng cho toàn quốc chứ không dành riêng cho TP.HCM(sử dụng cho điện thoại di động Vinaphone)
27 – Tuyên Quang 89 – Mã vùng 89 được dùng cho toàn quốc chứ không dành riêng cho TP.HCM(sử dụng cho điện thoại di động MobiFone)
280 – Thái Nguyên
281 – Bắc Kạn
29 – Yên Bái

Mã 65

65 là mã mạng điện thoại Internet.

Mã 69

69 là mã vùng dùng riêng cho lực lượng quân đội và công an đi kèm với 6 chữ số (mạng quân đội) hoặc 5 chữ số (mạng công an). Theo quy định hiện hành:

  • 69 2 xxxx – Mạng viễn thông Công an tại miền Bắc
  • 69 3 xxxx – Mạng viễn thông Công an tại miền Nam
  • 69 4 xxxx – Mạng viễn thông Công an tại miền Trung
  • 69 5 xxxxx – Mạng viễn thông Quân đội
  • 69 6 xxxxx – Mạng viễn thông Quân đội
  • 69 7 xxxxx – Mạng viễn thông Quân đội
  • 69 8 xxxxx – Mạng viễn thông Quân đội
  • 69 9 xxxxx – Mạng viễn thông Quân đội

Mã 80

Mã vùng 80 là mã của Cục Bưu điện Trung ương. Đi kèm với mã tỉnh và 4 chữ số điện thoại.

Hiện nay có các mã sau:

(0) 80 4 xxxx: Cục Bưu điện Trung ương Hà Nội;

(0) 80 31 xxxx: Cục Bưu điện Trung ương Hải Phòng;

(0) 80 511 xxxx: Cục Bưu điện Trung ương Đà Nẵng;

(0) 80 8 xxxx: Cục Bưu điện Trung ương TP. Hồ Chí Minh.

Đầu số điện thoại cố định

Sau khi tiến hành thêm số cho điện thoại cố định ngày 26/10/2009, các đầu số điện thoại cố định của các hãng viễn thông sau đó là:

  • 220, 221, 222, 223, 224, 246, 247, 248, 249 Viettel
  • 35, 36, 37, 38, 39 VNPT
  • 445, 450 VTC
  • 540, 541, 542, 543, 544 Saigon Postel (SPT)
  • 625, 626, 627, 628, 629, 633, 664, 665, 666, 667, 668, 669 Viettel
  • 71 CMC Telecom
  • 73 FPT Telecom

Đầu số điện thoại di động

Các đầu số (mã mạng) điện thoại di động mang số 01xx, 08x09x, còn số thuê bao điện thoại di động dài 7 chữ số.

Mã 12x Mã 16x Mã 18x Mã 19x Mã 8x Mã 9x
120 – MobiFone 90 – MobiFone
121 – MobiFone 91 – Vinaphone
122 – MobiFone 162 – Viettel 92 – Vietnamobile (trước đây là HT Mobile)
123 – Vinaphone 163 – Viettel 93 – MobiFone
124 – Vinaphone 164 – Viettel 94 – Vinaphone
125 – Vinaphone 165 – Viettel 95 – S-Fone (đã ngừng cung cấp dịch vụ)
126 – MobiFone 166 – Viettel 186 – Vietnamobile 868 – Viettel 96 – Viettel (trước đây là của EVN Telecom)
127 – Vinaphone 167 – Viettel 97 – Viettel
128 – MobiFone 168 – Viettel 188 – Vietnamobile 88 – Vinaphone 98 – Viettel
129 – Vinaphone 169 – Viettel 199 – Gmobile 89 – MobiFone 99 (2) – VSAT
99 (3)(4)(5)(6)(7) – Gmobile (thương hiệu Beeline)
99 (8)(9) – Indochina Telecom

 Mã thuê bao VSAT

Mã vùng 992 là thuê bao VSAT.

  • 992 2: VSAT Bưu điện
  • 992 3: VSAT Thuê bao

Các số gọi khẩn cấp

  • 112: gọi lực lượng tìm kiếm, cứu nạn.
  • 113: gọi công an.
  • 114: gọi cứu hỏa.
  • 115: gọi cứu thương.

Các đầu số dịch vụ

  • 106x: 1060 – trả lời tự động thông tin kinh tế xã hội 1066 – tư vấn việc làm 1068 – Tổng đài giải đáp thông tin kinh tế xã hội 1069 – Tổng đài hỗ trợ thế thao (chuyên sâu về bóng đápháp luật)
  • 108x: 1080 – Tổng đài giải đáp thông tin 1088 – Tổng đài kết nối đến các nhà tư vấn qua điện thoại
  • 1400: số tổng đài nhắn tin của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia. Thuê bao nhắn tin đến bị tính cước. Số tiền cước được chuyển vào Quỹ nhân đạo quốc gia.
  • 1800xxxx- (ở nước ngoài thường viết là 1-800-xxxx-): số chăm sóc khách hàng, dịch vụ. Thuê bao gọi đến không bị tính cước.
  • 1900xxxx-: số chăm sóc khách hàng, dịch vụ. Thuê bao gọi đến hoặc nhắn tin đến bị tính cuớc.
  • 8xxx6xxx: số tổng đài dịch vụ nhắn tin tương tác trên điện thoại di động (dành cho tư nhân khai thác). Thuê bao nhắn tin đến bị tính cước.

Ghi chú: 180066xx, 180068xx, 190066xx, 190068xx do mạng FPT cung cấp

Odoo là gì? Tại sao bạn nên sử dụng Odoo?

I. ERP là gì?

ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning hay còn gọi là hệ thống hoạch định doanh nghiệp, hiểu một cách ngắn gọn nhất là hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, kết nối mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp với nhau để tổ chức điều hành nhằm khai thác tối đa nguồn lực của doanh nghiệp. Các bạn có thể xem video sau để biết rõ hơn về ERP.

Hiện tại trên thế giới cũng như trong nước có rất nhiều giải pháp ERP cho doanh nghiệp. Nếu phân loại theo chi phí thì có 2 loại chính là trả phí (trả theo license + phí triển khai on-premise hoặc pay as you go dạng dịch vụ đám mây) và miễn phí (open source).

Với loại trả phí có thể liệt kê ra các giải pháp phổ biến nhất hiện nay như: SAP, Oracle, Microsoft Dynamics, … Theo khảo sát thì chi phí trung bình để triển khai ERP trong 5 năm gần đây nhất là 6,1 triệu USD với thời gian triển khai trung bình là 15,7 tháng.

Avarage ERP Implementation Cost

Hình 1: Chi phí triển khai trung bình của các giải pháp trả phí – Nguồn: panorama

Đối với các giải pháp Open Source thì có thể kể đến: Odoo/OpenERP, xTuple, Opentaps, Openbravo, ERPNext, … Các giải pháp này cung cấp cho người dùng nền tảng cơ bản để triển khai ERP. Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng của mình nên thông thường các giải pháp này được chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp đó.

II. Tại sao lại chọn Odoo/OpenERP:

Odoo được viết và phát triển bởi Fabien Pinckaers cùng cộng sự, được biết đến nhiều hơn với tên gọi OpenERP và trước đó là TinyERP, từ phiên bản 8.0 trở đi OpenERP được đổi tên thành Odoo. Vậy câu hỏi đặt ra là: tại sao người viết bài lại chọn Odoo? Một điều chắc chắn là sẽ không có một giải pháp nào hoàn hảo 100% cho một doanh nghiệp, thậm chí đối với các giải pháp trả phí. Theo khảo sát của panorama về mức độ hài lòng đối với các giải pháp ERP (ERP Software Satisfaction Levels) thì chỉ có 58% là thành công, 21% thất bại và 21% còn lại là trung lập.

ERP Software Satisfaction Levels

Hình 2: Mức độ hài lòng đối với các giải pháp ERP – Nguồn: Panorama

Điều này cho thấy một thực tế rằng, dù tiêu tốn một khoản không nhỏ cho việc triển khai ERP nhưng mức độ thành công chỉ hơn 50%. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại, ở góc độ kĩ thuật có một số nguyên nhân chính sau: thời gian triển khai quá lâu (xem số liệu ở hình 1); hệ thống cứng nhắc, thiết kế ban đầu và thực tế khi triển khai đã sai khác nhau quá nhiều; chi phí vận hành bảo trì lớn. Một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là chi phí tư vấn, triển khai, vận hành cao và tỉ lệ vượt quá ngân sách của các giải pháp luôn ở mức trên 50% (hình 1). Vậy Odoo/OpenERP khắc phục các nhược điểm này như thế nào?

Trước hết, Odoo/OpenERP là mã nguồn mở, ưu điểm lớn nhất nếu so với chi phí trung bình 6.1 triệu USD ở trên. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp Việt Nam, với sức ép ngày càng phải quản lý và khai thác các nguồn lực tốt hơn để cạnh tranh trong thời kì hội nhập quốc tế nhưng lại eo hẹp về kinh phí, khó mở hầu bao cho các giải pháp của nước ngoài thậm chí là trong nước thì các giải pháp miễn phí rõ ràng là một sự lựa chọn tốt. Cũng chính nhờ yếu tố mã nguồn mở này nên nhiều công ty tin học nhỏ có thể tham gia cung cấp triển khai và phát triển bổ sung các module phụ trợ. Ngoài ra, khác với SAP, Oracle chi phí phần cứng cao. Odoo dễ cài, vận hành thử trên nhiều nền tảng OS. Đây cũng là cơ hội để lập trình viên học và tìm hiểu.

Hơn thế nữa Odoo/OpenERP được viết chủ yếu trên Python 2.7 (còn có thêm Javascript và XML) với rất nhiều các module quan trọng cho doanh nghiệp: CRM, HRM, Sale, Accounting, Warehouse,… Python là ngôn ngữ lập trình cộng đồng phổ biến không chịu sự kiểm soát của hãng lớn nào. Có thể kết hợp với các thư viện Python nổi tiếng khác như MatplotLib để vẽ biểu đồ, ScikitLearn để phân tích dự đoán xu hướng dữ liệu (machine learning), hoặc mở rộng ra các web service để đối tượng ngoài, hệ thống ngoài, thiết bị di động kết nối vào.

Mặt khác, với hình thức được viết theo từng module độc lập, doanh nghiệp có thể triển khai theo chiến thuật “Minimum Viable Product” nghĩa là dùng ngay dùng sớm sản phẩm khi nó còn ít tính năng. Điều này hoàn toàn khả thi với các module cơ bản của Odoo/OpenERP, doanh nghiệp không phải đợi tới khi hoàn thành giải pháp mới sử dụng, mà có thể sử dụng ngay để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Một xu hướng ERP hiện nay của các nhà cung cấp dịch vụ là triển khai ERP online, tích hợp vào dịch vụ đám mây (Cloud Service), sau đó cho người dùng thuê. Odoo/OpenERP hoàn toàn đáp ứng được vấn đề này khi có thể triển khai dịch vụ đám mây, doanh nghiệp có thể lựa chọn để trả đúng module, tính năng mình sử dụng.

Cuối cùng là tính phổ biến của Odoo/OpenERP so với các giải pháp khác. Số lượng người quan tâm về giải pháp này cũng vượt trội, điều này thể hiện qua sự áp đảo của Odoo/OpenERP qua so sánh của Google Trends (Các giải pháp Opentaps, ERPNext, ERP5, … đều không đủ volume để đưa ra so sánh).

Học lập trình trực tuyến từ căn bản đến nâng cao

Hình 3: So sánh khối lượng tìm kiếm của các ERP Open Source Solutions. Nguồn: Google Trends

Tuy điều này không nói lên rằng Odoo/OpenERP là giải pháp tốt nhất nhưng cho thấy sự quan tâm của người dùng đối với nó rất lớn. Odoo/OpenERP cũng thường xuyên nằm trong top đầu của giải thưởng Bossie Awards : The best open source applications liên tiếp của các năm 2013 tới nay do trang infoword bình chọn cũng như các bảng xếp hạng khác.

Một yếu tốt nữa hết sức quan trọng của các phần mềm Open Source nói chung là cộng đồng sử dụng. Cộng đồng Odoo/OpenERP mạnh được tổ chức dưới dạng Question and Answer (giống như Stackoverflow) thuận lợi cho việc giải đáp các thắc mắc hoặc các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng. Đặc biệt ở Việt Nam có khá nhiều diễn đàn chuyên về Odoo/OpenERP sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai muốn tìm hiểu về giải pháp thú vị này.

Nguồn: Sưu tầm