Ứng dụng hệ thống Contact Center trong ngành Bảo hiểm

Ngày nay, Bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong thời đại công nghệ. Tuy nhiên, công nghệ đang có sự tác động sâu rộng lên ngành bảo hiểm, đồng thời cũng đang tạo ra những cơ hội mới và thách thức mà ngành bảo hiểm cần đối mặt.

Điểm khó khăn nhất cho ngành bảo hiểm trong việc triển khai Telesales là thiếu chất lượng từ nguồn dữ liệu khách hàng, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm từ nhân sự Telesales, chưa xây dựng được lòng tin và trải nghiệm khách hàng.

Việc tìm kiếm một giải pháp mang lại hiệu quả cho chiến dịch Telesales, dữ liệu khách hàng chính xác, rõ ràng và đúng phân đoạn là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang hướng đến.

Vậy, các doanh nghiệp Bảo hiểm đã đưa ra phương án giải quyết khó khăn như thế nào?

Giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động Telesales cho các công ty Bảo hiểm là giải pháp nào?

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Những khó khăn mà doanh nghiệp Bảo hiểm đang gặp phải

Các công ty bảo hiểm cần phải nắm vững những thách thức này và thích nghi để duy trì sự cạnh tranh và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm hiệu quả cho khách hàng của họ.

Dưới đây là một số trong những khó khăn phổ biến mà họ đang phải đối diện:

  • Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, có hiểu biết rõ ràng về thị trường bảo hiểm. Mặc dù bảo hiểm là ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với các ngành khác nhưng nhân sự trong ngành đang rơi vào tình trạng “thiếu thầy, thiếu cả thợ”.
  • Nhân sự Telesale chưa được trang bị kỹ năng bài bản để thu hút và thuyết phục khách hàng.
  • Chất lượng từ nguồn dữ liệu khách hàng còn đại trà, chưa được chọn lọc kỹ càng.
  • Hạ tầng công nghệ thông tin bất cập. Tuy cơ hội từ cách mạng công nghệ 4.0 rất lớn nhưng ở Việt Nam, công việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành bảo hiểm không được chú trọng. Nguyên nhân chính là do hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và nhu cầu của thị trường như rủi ro an ninh mạng.

Vậy, để giải quyết các khó khăn trên, một số doanh nghiệp đã đưa ra phương án giải quyết khó khăn như thế nào?

Một số phương hướng giải quyết khó khăn của các công ty Bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm cần thực hiện những biện pháp để thích nghi với sự thay đổi trong ngành và cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng của họ.

Để giải quyết những khó khăn mà các công ty bảo hiểm đang gặp phải trong thời đại hiện nay, họ có thể xem xét một số phương hướng và chiến lược sau đây:

Bài toán về nguồn dữ liệu khách hàng

  • Siết chặt trong việc chọn lọc và mua dữ liệu khách hàng từ các công ty uy tín chuyên nghiên cứu về Insights khách hàng.
  • Đầu tư vào Marketing, đặc biệt đối với Digital Marketing để thực hiện các chiến dịch quảng cáo chuyển đổi khách hàng, nhằm mang lại những leads khách hàng có nhu cầu thực sự.
  • Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng cho đội ngũ tư vấn tự tìm kiếm data khách hàng chất lượng.
  • Sử dụng phần mềm CRM thay thế cho các file truyền thống (Excel,Word,..) để quản lý thông tin khách hàng khoa học và hiệu quả.

Nâng cao chất lượng hoạt động Telesales

  • Tuyển dụng có chọn lọc cao nguồn nhân sự đầu vào, nếu doanh nghiệp không có nhiều thời gian và chuyên môn dành cho công tác này. Hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ tuyển dụng thuê bên ngoài.
  • Triển khai các khóa huấn luyện, đào tạo kỹ năng Telesales cho đội ngũ nhân sự, nếu doanh nghiệp không có nhiều thời gian và chuyên môn dành cho công tác này. Hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ đào tạo telesales thuê ngoài.
  • Thuê dịch vụ của các công ty outsourcing telesales với quy trình trọn gói tuyển dụng, đào tạo và cam kết KPI khi làm việc để đạt chất lượng theo kỳ vọng của doanh nghiệp mong muốn.

Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng

  • Đầu tư chăm sóc khách hàng ngay từ khi khách hàng còn chưa có nhu cầu, việc này giúp kiến tạo điểm tiếp xúc thương hiệu hoàn hảo đến khách hàng.
  • Thực hiện các cuộc “bám đuổi”, remarketing, hậu mãi đối với khách hàng. giúp doanh nghiệp lấy lại được lòng tin ở khách hàng cũng như tạo sự khác biệt hơn so với đối thủ trong ngành của bạn.
  • Xây dựng một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp trong quá trình trước – trong – sau bán hàng.

Contact Center MiCXM – Giải pháp hỗ trợ hiệu quả trong hoạt động telesales cho các công ty Bảo hiểm

Giải pháp tổng đài Contact Center MiCXM được xây dựng trên nền tảng công nghệ chuẩn quốc tế, có tính mở rộng, có khả năng tích hợp API với bên thứ ba và tinh chỉnh trong từng yêu cầu nghiệp vụ cụ thể tại Việt Nam.

Ngoài các tính năng cơ bản của một hệ thống Contact Center, MiCXM còn bao gồm các tính năng nổi bật, phù hợp trong lĩnh vực bảo hiểm:

▸ Triển khai nhanh chóng trên nền tảng cloud, không cần đầu tư chi phí hạ tầng

▸ Dữ liệu thông tin khách hàng được mã hóa, bảo mật tuyệt đối

▸ Popup thông tin khách hàng khi có cuộc gọi đến

▸ Quản lý chi tiết vụ việc tiếp nhận xử lý

▸ Quản lý ghi âm tất cả cuộc gọi vào ra

▸ Giám sát realtime cuộc gọi đang nói chuyện, cuộc gọi đang chờ

▸ Thống kê chi tiết lịch sử cuộc gọi trả lời, không trả lời, cuộc nhỡ,….

Tóm lại

Sử dụng hệ thống MiCXM™ cũng chính là một giải pháp luôn mang đến cho mọi doanh nghiệp một hệ thống Contact  Center mang đầy đủ tính năng vượt trội, giúp nhiều Agent dễ dàng sử dụng, doanh nghiệp ngành Bảo hiểm có thể quản lý chặt chẽ hơn mọi hoạt động của Agent trong dịch vụ khách hàng.

Nếu doanh nghiệp cần một hệ thống Contact Center nhiều tính năng ưu việt và dễ dàng sử dụng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:    contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

MITEK tham gia Hội thảo “Ứng Dụng Công Nghệ Cải Tiến và Tăng Hiệu Suất Đội Ngũ Sales B2B” do SVDCA phối hợp tổ chức

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2023 vừa qua, hội thảo “Ứng Dụng Công Nghệ Cải Tiến và Tăng Hiệu Suất Đội Ngũ Sales B2B” được diễn ra với sự phối hợp tổ chức và thực hiện của SVDCA cùng NAVEE và các Doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành như: Edgeworks, Opla CRM, BowNow về lĩnh vực Sale B2B tại Stix – Banquets & Events tại 174A Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút hơn 60 doanh nghiệp tham dự, trong đó có sự hiện diện của các bạn Sales MITEK. Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong mô hình B2B.

Hội thảo diễn ra đã mang đến những kiến thức và chiến lược cực kỳ quý báu về việc sử dụng công nghệ, để nâng cao hiệu suất của đội ngũ sales B2B, qua đó tối ưu hóa quá trình quản lý khách hàng. Nội dung hội thảo bao gồm:

  • What is Sales and Sales B2B – Mindset & Skillset
  • Ứng dụng Martech B2B hiệu quả
  • Xây Dựng Đội ngũ bán hàng B2B.

Buổi hội thảo bao gồm các vị diễn giả và Host chương trình như:

🔸 Host Phạm Nguyễn Xuân Quỳnh – CEO EDGESWORKS VIETNAM

🔹 Speaker Nguyễn Bình Nam – CEO OPLA CRM

🔸 Speaker Nguyễn Quỳnh Thao – SALES MANAGER BOWNOW JAPAN

Cũng trong buổi Hội thảo, SVDCA trân trọng công bố quyết định bổ nhiệm các vị trí:

  • Ms.Tôn Nữ Xuân Quyên – Chairwomen BLUSAIGON đảm nhận vị trí: Trưởng Ban Phát Triển Đối Tác Quốc Tế
  • Ms.Phạm Nguyễn Xuân Quỳnh – CEO EDGEWORKS đảm nhận vị trí: Trưởng Ban Phát Triển Đối Tác Trung Tâm Dữ Liệu và Điện Toán Đám Mây
  • Ms.Lục Kim Thanh – Deputy Managing Director of Digital Service SSI đảm nhận vị trí: Trưởng Ban Phát Triển Đối Tác Tài Chính
  • Mr.Hà Mạnh Tuấn đảm nhận vị trí: Trưởng Ban Phát Triển Đối Tác Chiến Lược

Chi hội truyền thông số phía Nam (SVDCA) được thành lập từ 27/5/2022, kế thừa và tiếp tục thực hiện sứ mệnh của VDCA về việc thúc đẩy các hoạt động kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp hội viên tại TP. Hồ Chí Minh và trên cả nước.

Qua buổi hội thảo này, chắc hẳn các thành viên sẽ có thể hiểu rõ thêm những kiến thức và chiến lược về việc sử dụng công nghệ, để nâng cao hiệu suất của đội ngũ sales B2B, qua đó tối ưu hóa quá trình quản lý khách hàng một cách hiệu quả.

Nguồn thông tin: Chi Hội Truyền Thông Số Phía Nam (SVDCA)

#MITEK #SVDCA #Chi_Hội_Truyền_Thông_Số_Phía_Nam

Giải pháp VoiceBot – Tuyệt chiêu của công nghệ AI trong vận hành doanh nghiệp

Ngày nay, vận hành doanh nghiệp luôn là điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp luôn đau đầu và mong muốn hoàn thiện. Với các nỗ lực từ các đội nhóm/công ty công nghệ và lập trình ứng dụng, các sản phẩm có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Một công ty với các phòng ban vận hành, kế toán, bán hàng, Marketing, tuyển dụng,.. làm thế nào để kết hợp hiệu suất cùng với trải nghiệm khách hàng càng càng được ưu ái để tối ưu hóa. Và giải pháp Voicebot đã ra đời giúp doanh nghiệp hoàn thiện và chuyển mình mạnh mẽ trong nền kinh tế và công nghiệp mới.

Đã rất nhiều lần chúng ta nghe với các nội dung như Chuyển đổi số, số hóa doanh nghiệp. Và chính công nghệ  AI cũng nằm trong các giải pháp công nghệ giúp thúc đẩy chuyển đổi số và góp một phần quy trình trong vận hành doanh nghiệp.

Và Voicebot (hay còn gọi là Robot giọng nói) là một công nghệ trí tuệ nhân tạo có khả năng đọc hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và phản hồi các tương tác từ giọng nói của con người. Nó được sử dụng nhiều trong các hoạt động dịch vụ khách hàng, đặc biệt được đưa vào dùng nhiều trong phần mềm tổng đài Call Center.

Vậy, giải pháp VoiceBot là gì? Làm cách nào để ứng dụng AI trong vận hành doanh nghiệp, CSKH hoặc nhiều hơn thế? Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Giải pháp VoiceBot là gì?

Giải pháp Voicebot là một ứng dụng hoặc hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra một trợ lý ảo hoặc chương trình tự động phản hồi giọng nói để tương tác với người dùng thông qua cuộc gọi điện thoại hoặc âm thanh. Voicebot có thể hiểu và xử lý giọng nói của con người và cung cấp thông tin, hỗ trợ, hoặc thực hiện các tác vụ cụ thể dựa trên yêu cầu của người dùng.

Voicebot thường được sử dụng trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, ngân hàng, y tế, và hệ thống quản lý cuộc gọi tổng đài để tối ưu hóa tương tác với khách hàng và quy trình làm việc.

Giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên cho doanh nghiệp và mang lại trải nghiệm người dùng tiện lợi hơn trong việc tương tác qua giọng nói.

>>> Tìm hiểu thêm: Giải pháp tổng đài VoiceBot dành cho mọi doanh nghiệp.

Ứng dụng VoiceBot cho các hoạt động trong vận hành của doanh nghiệp

Sau đây là một số ứng dụng VoiceBot được doanh nghiệp dùng cho các hoạt động trong vận hành, đó là:

1. Trợ lý ảo:

Sử dụng Voicebot (hoặc còn gọi là chatbot bằng giọng nói) trong một trợ lý ảo là một cách mạnh mẽ để tương tác với người dùng thông qua giọng nói thay vì văn bản, giúp cung cấp một trải nghiệm tương tác tốt hơn cho người dùng.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ thường dùng VoiceBot trong trợ lý ảo cho các hoạt động như:

• Xác nhận và đặt lịch hẹn

• Khảo sát chất lượng dịch vụ (nhân viên, sản phẩm,…)

• Khảo sát tình hình sức khỏe sau khi sử dụng dịch vụ

• Thu nhận các khiếu nại từ khách hàng

• Nhắc hẹn liệu tình tiếp theo

• Thông tin về các chương trình khuyến mãi khác

• Lưu các thông tin để cập nhật dữ liệu khách hàng

2. Nhân viên tra cứu thông tin:

Dùng VoiceBot thay cho nhân viên tra cứu thông tin bởi các hoạt động như:

• Hệ thống tiếp nhận đặt món tự động

• Hệ thống tiếp nhận bàn tự động

• Gọi khảo sát chất lượng dịch vụ và lấy ý kiến khách hàng tự động sau khi sử dụng dich vụ

• Tự động gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật khách, chúc mừng ngày lễ,..

• Hệ thống gọi xác nhận đơn hàng/đặt món/đặt bàn

• Hệ thống CSKH tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng

3. Nhân viên bán hàng ảo:

Dùng VoiceBot thay cho nhân viên bán hàng ảo với các hoạt động như:

• Tiếp nhận thông tin khách hàng

• Kiểm tra thông tin khách hàng với hệ thống -> khách mới/khách cũ

• Kiểm tra mã giảm giá (nếu có)

• Nhận đơn hàng dựa theo mã sản phẩm trên website, thông tin được nhận

• Thông báo chương trình khuyến mãi

• Cung cấp thông tin thanh toán

• Xác nhận thông tin giao hàng, kết thúc đơn hàng

4. Nhân viên khảo sát:

Dùng VoiceBot thay cho nhân viên khảo sát bởi các hoạt động như:

• Thực hiện các nghiệp vụ lễ tân cơ bản: chào, hỏi nhu cầu,…

• Giải đáp thắc mắc của khách hàng

• Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách hàng

• Có khả năng tối ưu hóa theo yêu cầu nghiệp vụ

• Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Tiếng Việt, Anh, Tiếng Nhật,…)

5. Nhân viên đặt vé máy bay, vé tàu lửa:

Dùng VoiceBot thay cho nhân viên đặt vé máy bay, vé tàu lửa với các hoạt động như:

Dùng VoiceBot thay cho nhân viên đặt vé máy bay, tàu lửa với các hoạt động như:

• Từ điển câu chào theo tình huống, thời gian và ngôn ngữ

• Hệ thống xác thực nhanh các câu hỏi mặc định nhằm định danh người dùng

• Hệ thống scan nhanh câu hỏi và phân loại từ khoá

• Hệ thống tra cứu đến dữ liệu người dùng trong Database

• Hệ thống đọc và trả lời kết quả tra cứu theo yêu cầu

• Hệ thống tự động lưu trữ lần truy xuất dữ liệu của người yêu cầu theo timelog

6. Nhân viên nhận đặt chỗ, đặt bàn, đặt món:

Dùng VoiceBot thay cho nhân viên đặt chỗ, đặt bàn, đặt món với các hoạt động như:

• Chào hỏi khách hàng liên hệ

• Cung cấp thông tin về chuyến bay, số liên hệ cần thiết

• Xác nhận thông tin đặt vé/hủy vé của khách hàng

• Nhắc nhở hành khách lịch chuyến bay

• Thông báo tới hành khách thông tin delay hoặc bất cứ thay đổi nào liên quan tới chuyến bay

• Giải đáp các thắc mắc của khách hàng

• Hỗ trợ khách hàng thay đổi, hoàn, huỷ chỗ

Tóm lại

Nhìn chung, giải pháp Voicebot có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả, tăng cường tiếp thị và nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đồng thời giảm chi phí và cải thiện khả năng phục vụ.

Cùng với những lợi ích mà giải pháp VoiceBot mang lại cho doanh nghiệp, giải pháp tổng đài VoiceBot cũng là một giải pháp cũng nên tìm hiểu bởi nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại hiệu quả tối ưu.

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tìm hiểu và lựa chọn giải pháp tổng đài VoiceBot do MiPBX cung cấp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký sử dụng nhé!

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm của MiPBX sẽ mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ chất lượng nhất với giá tốt nhất.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:    contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Ứng dụng IVR trong hệ thống tổng đài Doanh nghiệp

Hiện nay, việc sử dụng công cụ IVR trong hệ thống tổng đài rất phổ biến.

Đây là hệ thống trả lời tự động bằng giọng nói thường được thiết lập trong tổng đài doanh nghiệp nhằm điều phối các cuộc gọi đến.

Vậy, công cụ IVR trong hệ thống tổng đài là gì? Tính năng và ứng dụng của IVR như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua nội dung bài viết chi tiết sau đây nhé!

Tổng quan về IVR trong hệ thống tổng đài

IVR (Interactive Voice Response) là một hệ thống trả lời tự động dùng để tương tác với khách hàng thông qua giọng nói. Hệ thống IVR thường được sử dụng trong các cuộc gọi điện thoại hoặc trung tâm dịch vụ khách hàng để cung cấp thông tin, hỗ trợ và tương tác với người dùng qua lời nói.

Các hệ thống IVR thường đề xuất lựa chọn cho người dùng thông qua lời nói hoặc bàn phím số, sau đó hướng dẫn họ qua quá trình tương tác.

Ví dụ, khi doanh nghiệp gọi vào một tổng đài để kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng của mình, doanh nghiệp có thể được yêu cầu nhấn một phím cụ thể để kiểm tra số dư tài khoản hoặc di chuyển qua các tùy chọn khác. IVR có thể trả lời các câu hỏi đơn giản, cung cấp thông tin cơ bản và thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác thông qua giao tiếp giọng nói hoặc bàn phím.

Hệ thống IVR giúp tối ưu hóa quá trình tương tác với người dùng và giảm áp lực cho các trung tâm dịch vụ khách hàng bằng cách tự động hóa một số tác vụ, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Hệ thống IVR vận hành như thế nào?

Hệ thống IVR được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình VoiceXML. Để vận hành được cần có:

  • Mạng điện thoại.
  • TCP / IP: Giao thức điều khiển truyền nhận.
  • Máy chủ web.
  • Cơ sở dữ liệu.

Tổng đài tự động IVR cung cấp cho người gọi một đoạn hướng dẫn đã được thu sẵn tùy vào mục đích của doanh nghiệp. Người gọi nghe và tương tác với hệ thống bằng cách ấn vào các phím trên điện thoại. Dựa vào âm sắc của phím bấm, hệ thống sẽ gửi âm DTMF vào máy chủ doanh nghiệp và đáp lại người gọi bằng cách chuyển họ đến các bộ phận thích hợp hay đưa ra một đoạn thoại khác,…

Khi công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống IVR đã có nhiều cải tiến đặc biệt là tính năng nhận dạng giọng nói với loa từ vựng hạn chế cho phép khách hàng nói trực tiếp với máy mà không cần phải ấn phím. IVR hiện nay đã được phát triển tựa như các website sử dụng tiêu chuẩn Voice XML, SRGS, CCXML…

Các tính năng cơ bản của IVR

IVR giúp tự động hóa nhiều khía cạnh của tương tác khách hàng và cung cấp dịch vụ và thông tin dễ dàng tiếp cận cho người dùng. Vì vậy, hệ thống IVR sẽ có nhiều tính năng và ứng dụng quan trọng trong các môi trường khác nhau.

Một hệ thống IVR hoàn chỉnh sẽ có đầy đủ các tính năng cơ bản sau:

Phát file ghi âm

Doanh nghiệp có thể phát ngẫu nhiên hoặc tuần tự, cố định các kịch bản thu âm sẵn trong thời gian khách hàng chờ. Âm thanh hướng dẫn chọn phím chức năng của menu thoại được liệt kê từng thông tin cho khách hàng thao tác. Tại mỗi luồng thông tin sẽ chứa các từ khóa mà khách hàng cần.

Phân luồng cuộc gọi theo nội dung từ khóa

Các nhánh hàng đợi được cài đặt không giới hạn, một nhánh điện thoại viên có thể có nhiều hàng đợi khác nhau.

Tin nhắn chào mừng

Khách hàng gọi đến tổng đài sẽ được nghe lời chào hoặc hướng dẫn do bạn đặt thiết lập.

Thời gian cuộc gọi đến có thể thiết lập kịch bản

Ở mỗi thời điểm khác nhau các kịch bản có thể chạy một kịch bản riêng.

Phân định cuộc gọi của khách hàng đến điện thoại viên

Các điện thoại viên của doanh nghiệp có thể đăng ký tùy chọn trả lời theo từng nhóm nội dung.

Ứng dụng của IVR trong hệ thống tổng đài doanh nghiệp

Ứng dụng IVR giúp tổng đài doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa tài nguyên và cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn.

Khi áp dụng vào tổng đài doanh nghiệp, hệ thống IVR có một số ứng dụng phổ biến như sau:

  • Ứng dụng vào Chăm sóc khách hàng: Phân luồng & chuyển tiếp thông tin phù hợp trong chăm sóc khách hàng ( thường kết hợp với ACD), thông báo thông tin tự động (thông tin sự kiện, giờ mở cửa – đóng cửa,…).
  • Ứng dụng IVR trong bán hàng: IVR cho phép khách hàng điền vào mẫu đơn đặt hàng bằng các lệnh trên bàn phím điện thoại.
  • Ứng dụng IVR trong Marketing & khảo sát: Khảo sát khách hàng, khảo sát thị trường về nhận thức / chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Thường dùng IVR trong việc tra cứu thông tin: Tra cứu thông tin khách hàng tự động bằng các điền thông tin (thường là số) bằng các phím lệch trên điện thoại di động.

Lợi ích mà IVR mang lại cho tổng đài doanh nghiệp

Việc áp dụng tính năng IVR hiện đại vào trung tâm liên lạc của bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn vô vàn lợi ích, tiêu biểu như:

Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

Việc khách hàng được “tiếp đón” chuyên nghiệp bằng công nghệ tự động từ những giây đầu tiên khi họ thực hiện cuộc gọi đến tổng đài đã phần nào tạo ấn tượng tốt đẹp và hình ảnh chuyên nghiệp về doanh nghiệp bạn trong tâm trí khách hàng.

Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khắc nghiệt, doanh nghiệp nào xây dựng hình ảnh tốt hơn sẽ chiếm ưu thế lớn hơn. Vì thế, trang bị IVR cho tổng đài doanh nghiệp bạn là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Bằng cách cung cấp thông tin cơ bản và hướng dẫn cho khách hàng qua IVR, tổng đài doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và tài nguyên, cho phép nhân viên tập trung vào việc giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

IVR cung cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả để khách hàng có thể truy cập thông tin hoặc thực hiện các tác vụ cơ bản mà họ cần mà không cần đợi lâu hoặc liên hệ với nhân viên.

Xác thực an toàn

IVR có thể được sử dụng để xác thực danh tính của khách hàng qua mã PIN hoặc thông tin tài khoản, giúp bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản.

Tăng hiệu quả trong quản lý cuộc gọi hàng loạt

IVR có khả năng thực hiện cuộc gọi hàng loạt để thông báo sự kiện, khuyến mãi hoặc thu thập thông tin một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức.

Dễ dàng tùy chỉnh

Hệ thống IVR có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật theo nhu cầu của doanh nghiệp, cho phép điều chỉnh kịch bản và lựa chọn tương tác theo thời gian thực.

Giám sát và thống kê

IVR cung cấp thông tin về hiệu suất và sự hoạt động của nó, giúp tổng đài doanh nghiệp đánh giá và cải thiện trải nghiệm khách hàng và quản lý dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả.

Khả năng cung cấp liên tục 24/7

Khác với con người, IVR có thể hoạt động liên tục 24/7, 365 ngày/ năm không biết mệt mỏi. Dù là ngày nghỉ hay ngoài giờ làm, doanh nghiệp bạn sẽ luôn có “một nhân viên” trả lời cuộc gọi của khách hàng.

Khách hàng có thể gọi đến công ty của bạn ngay cả vào lúc nửa đêm và sẽ luôn có một tin nhắn tự động chào đón họ tùy thuộc vào cách nó được lập trình. Hơn thế, IVR thậm chí còn có thể xử lý các giao dịch hay yêu cầu đơn giản của khách hàng.

Giảm lỗi thủ công

Khi trung tâm liên lạc của doanh nghiệp được trang bị hệ thống IVR, tất cả các cuộc gọi tuân theo cùng một trình tự logic được lập trình trong menu điện thoại. Công nghệ này góp phần làm giảm lỗi sai không đáng có trong quá trình xử lý thông tin khách hàng trước khi cuộc gọi được chuyển đến agent.

Với tính năng IVR, mọi hoạt động được thực hiện một cách tự động, trơn tru, kịp thời xử lý yêu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo không bỏ lỡ bất kì cơ hội bán hàng nào của doanh nghiệp.

Tóm lại

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tìm hiểu về IVR, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký sử dụng nhé!

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm của MiPBX sẽ mang đến cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích cũng như ứng dụng IVR trong hệ thống tổng đài như thế nào nhé!


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:    contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Các tính năng cần thiết giúp doanh nghiệp lựa chọn một hệ thống Contact Center phù hợp

Hiện nay, với việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, ngoài việc đào tạo cho nhân viên các kỹ năng cần thiết thì doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm cho mình một hệ thống Contact Center để có thể nâng cao hoạt động CSKH một cách hiệu quả.

Việc tìm kiếm và lựa chọn sử dụng hệ thống Contact Center chính là phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả hoạt động trong kinh doanh. Vì khi có trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt, doanh nghiệp sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, ngoài chất lượng sản phẩm thì chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố góp phần quan trọng mang đến trải nghiệm tích cực đến khách hàng.

Và để tìm kiếm một giải pháp Contact Center phù hợp thì điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về tính năng của giải pháp.

Vì thế, nội dung bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số tính năng cần thiết giúp doanh nghiệp lựa chọn cho mình một hệ thống Contact Center thích hợp. Hãy cùng đọc chi tiết nhé!

Giải pháp Contact Center hoạt động như thế nào?

Contact Center hay còn gọi là Tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh là nơi xử lý tất cả các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng, không chỉ qua điện thoại mà còn qua nhiều kênh khác nhau như tin nhắn, gọi video, SMS, email, Facebook, Zalo, website,…

Contact Center là một hệ thống đồng bộ các kênh liên lạc, khắc phục tình trạng gián đoạn dịch vụ của các cách làm truyền thống.

Dù khách hàng phản ánh dịch vụ qua email, để lại tin nhắn trên Facebook hay chat trực tiếp với nhân viên tư vấn qua website, doanh nghiệp vẫn có thể cung cấp một dịch vụ liền mạch, hình ảnh thương hiệu nhất quán.

Contact Center cũng có khả năng xử lý các nghiệp vụ inbound và outbound như call center. Tuy nhiên, contact center phản ánh thực tế sự phát triển của công nghệ.

Bên cạnh điện thoại – hình thức truyền thống đã tồn tại trong gần thế kỷ, ngày nay, công nghệ đang làm gia tăng nhiều cách thức khác nhau để khách hàng có thể giao tiếp với doanh nghiệp.

Càng ngày, khách hàng ngày càng mong muốn nhiều hơn ở dịch vụ mà mình trải nghiệm. Vì vậy, doanh nghiệp cần cải tiến, tìm thêm những cách thức mới để có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Vậy, để lựa chọn một hệ thống Contact Center, doanh nghiệp cần chú ý đến những tính năng nào khi sử dụng?

6 tính năng lựa chọn sử dụng giải pháp Contact Center mà doanh nghiệp cần biết

Phân bổ cuộc gọi tự động (ACD)

Dựa vào các thuật toán thông minh, các cuộc gọi được định tuyến đến nhân viên có khả năng phù hợp nhất.

Điều này giúp giảm tải đáng kể thời gian chờ cho mỗi cuộc gọi, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự hài lòng và cải thiện năng suất làm việc.

ACD là gì

Tích hợp CRM hiển thị thông tin khách hàng khi có cuộc gọi

Để xác định nhanh chóng và cung cấp câu trả lời cá nhân hóa cho từng khách hàng, hệ thống Contact Center cần tích hợp hệ thống CRM hoặc các phần mềm nội bộ khác (phần mềm quản lý ticket, helpdesk, bán hàng,…)

Khi có tín hiệu gọi đến hoặc trước khi thực hiện cuộc gọi đi, màn hình làm việc của nhân viên sẽ hiển thị tất cả thông tin liên quan của khách hàng giúp tổng đài viên có cái nhìn 360 độ về khách hàng.

Thông tin hiển thị thông thường gồm thông tin cá nhân, lịch sử chat đa kênh, lịch sử Ticket & SLA,… các thông tin này có thể được tùy chỉnh hiển thị dựa vào nghiệp vụ từng doanh nghiệp.

Ghi âm cuộc gọi

Ghi âm là tính năng không thể thiếu đối với một hệ thống Contact Center, cho phép ghi lại 100% cuộc gọi vào ra.

Tính năng này có vai trò quan trọng đối với nhà quản lý trong việc đào tạo kỹ năng cho các điện thoại viên. Nghe lại cuộc gọi, giúp nhà quản lý xác định được các điểm cần cải thiện, các trở ngại có thể xảy ra và những lý do khiến khách hàng không hài lòng để nỗ lực hơn trong việc mang lại dịch vụ chất lượng.

Ngoài ra, các dữ liệu ghi âm còn được dùng để đối soát, làm bằng chứng pháp lý khi phát sinh tranh chấp.

Giao diện giám sát thời gian thực

Hệ thống giám sát thời gian thực mang lại cái nhìn tổng quan cho quản lý về tình trạng của trung tâm CSKH.

Quản lý có quyền truy cập nhanh vào tất cả các chỉ số quan trọng để đưa ra các quyết định nhanh chóng như: Số nhân viên đang hoạt động, cuộc gọi chờ, nhân viên đang bận hay sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi,… tùy chỉnh sắp xếp bố cục hiển thị theo thời gian thực.

Ngoài ra, quản lý còn được hỗ trợ chức năng: nghe lén, thì thầm hoặc đàm thoại 3 bên.

Tích hợp đa kênh chat phổ biến

Ngày nay, khách hàng theo thói quen vẫn ưa chuộng liên hệ qua điện thoại, sms hoặc email, nhưng đôi khi cũng sẽ tìm đến các kênh khác như Web chat, mạng xã hội.

Vì vậy, tích hợp chat đa kênh trên 1 giao diện làm việc là điều không thể thiếu của hệ thống Contact center.

Hệ thống báo cáo Contact Center

Hệ thống Contact Center cần đáp ứng các loại báo cáo quan trọng để đo lường chất lượng dịch vụ như: Thời gian phản hồi cuộc gọi, xử lý cuộc gọi, Tỷ lệ cuộc gọi được giải quyết ngay trong lần đầu tiên, Tỷ lệ giữ chân khách hàng, Tỷ lệ bắt máy trung bình,…

Vì vậy, một hệ thống Contact Center cần thiết lập đầy đủ các loại báo cáo như: báo cáo Inbound, Outbound, báo cáo vụ việc tiếp nhận,… để có thể giám sát toàn diện hoạt động tương tác, xử lý của nhân viên.

Vậy, giải pháp Contact Center nào có thể đáp ứng tốt tất cả những yếu tố trên?

Để tối ưu chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, giải pháp Contact Center MiCXM hoàn toàn có thể mang lại các tính năng cần thiết đã nêu ở phía trên, phù hợp với mọi doanh nghiệp.

Contact Center MiCXM là hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng, bán hàng được tích hợp qua nhiều kênh như Hotline, Live chat, Email, SMS, Facebook…..tại một nơi duy nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Hệ thống Contact Center MiCXM dành cho mọi doanh nghiệp.

Đây được xem là công cụ liên kết đa chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp tiếp cận, chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả và nâng cao tính trải nghiệm của người dùng.

Tóm lại

Sử dụng hệ thống Contact Center MiCXM™ cũng chính là một giải pháp luôn mang đến cho mọi doanh nghiệp một hệ thống Contact  Center mang đầy đủ tính năng vượt trội, giúp nhiều Agent dễ dàng sử dụng, doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ hơn mọi hoạt động của Agent trong dịch vụ khách hàng.

Nếu doanh nghiệp cần một hệ thống Contact Center nhiều tính năng ưu việt và dễ dàng sử dụng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:    contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

MITEK ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH “THE ORIENTOR – NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG

MITEK ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH “THE ORIENTOR – NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG

Sáng thứ 5, ngày 16/10 tại hội trường C Trường Đại Học Công nghiệp Thực Phẩm TP. HCM đã diễn ra buổi tọa đàm “Định Bản Thân, Hướng Sự Nghiệp”.
The-orientor
Với mong muốn giúp các bạn sinh viên có kỹ năng, có góc nhìn định hướng nghề nghiệp,khởi nghiệp đúng đắn trong tương lai.

Buổi tọa đàm có 2 phần :

Phần 1 : ( từ đầu – 1:31:00) Mục tiêu và Mục đích trong từng giai đoạn cuộc đời Và bạn đang làm gì với nó. – Ông Đoàn Ngọc Hưng chia sẻ.

Phần 2 : ( từ 1:32:40 trở đi ) Tọa đàm trao đổi trực tiếp về những thắc mắc, cảm xúc, nỗi lo thực tế của các bạn sv hiện tại – Bà Nguyễn Lê Dung – Bà Lê Thị Mỹ Tâm – Ông Đoàn Ngọc Hưng cùng chia sẻ

The-orientor

Đến với buổi tọa đàm ngày hôm nay cũng có sự góp mặt:
– Cô Hoàng Thị Thoa – Phó giám đôc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông
– Thầy Nguyễn Văn Tài – Chuyên viên Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông
– Ông Đoàn Ngọc Hưng – Found & CEO học viện LEAD
– Bà Lê Thị Mỹ Tâm – CEO Mỹ Phẩm MITA
– Bà Nguyễn Lê Dung – CEO The Real Coaching center
– Bà Phạm Thị Phương Hạ – CEO công ty Gift Brand
– Bà Trần Thị Thùy Trang – CEO Brandwe Maketing Molution
– Ông Trần Thành Chương – CEO công ty TNHH TMDV QT Nhân Đại Thành
– Ông Lương Hoàng Phước – COO MNT GROUP

Đến với buổi tọa đàm các bạn còn được giao lưu chia sẻ thực tế về mục đích và mục tiêu thời sinh viên, làm sao để hiểu bản thân mình? Nhà tuyển dụng cần gì?

Nhờ đó mà sinh viên có kế hoạch, mục tiêu đề ra trong 4 năm học chuẩn bị hành trang tốt hơn trong sự nghiệp tương lai.
The-orientor-2

Buổi tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp

Tìm hiểu thêm:


Để được tư vấn cụ thể hơn, xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.