Giải pháp hệ thống Contact Center MITEK – MiCXM

Giải pháp hệ thống dịch vụ Contact Center của MITEK được thiết kế đảm bảo cho Contact Center vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu tương tác của khách hàng.

Cùng với sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống Contact Center, giải pháp hệ thống kỹ thuật cũng cần được phát triển tương xứng. Một hệ thống kỹ thuật hợp lý và ổn định quyết định phần lớn tới sự thành công của Contact Center.

Giải pháp hệ thống kỹ thuật Contact Center của MITEK được thiết kế để đảm bảo cho việc vận hành một cách ổn định nhất và đáp ứng nhu cầu tương tác ngày càng đa dạng của khách hàng.

 

Contact center mitekContact Center phù hợp với bộ phận chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng, bộ phận sales..

Đối tượng sử dụng dịch vụ Contact Center

Các bộ phận chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng, bộ phận Sales, bộ phận Marketing, bộ phận bán hàng online của các doanh nghiệp, các cửa hàng, siêu thị,…sử dụng cho các mục đích:

  • Tìm kiếm khách hàng và bán hàng (Telesales).
  • Truyền thông cho các chiến dịch, sự kiện (Event Broadcasting).
  • Thăm dò, chăm sóc khách hàng chủ động (Customer care / Telephone survey).
  • Nhắc thanh toán & thu hồi nợ (Debt Collection).
  • Chăm sóc và bán hàng cho các khách hàng cũ (Up-Sell/Cross-Sell Campaigns).
  • Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction).
  • Trung tâm chăm sóc và giải đáp thắc mắc khách hàng (Customer service).
  • Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật từ xa (Technical support).
  • Tổng đài đặt vé, nhắc khởi hành (Ticket booking ).
  • Dịch vụ trung tâm tư vấn khách hàng 24/24 (Toll Free 1800).

Mô hình của hệ thống

cloud-call-center mitek

Chức năng nổi bật

1.  Đa kênh tích hợp:
Hệ thống Contact Center của MITEK cho phép tích hợp toàn bộ các kênh tương tác khách hàng (Thoại, live chat, email, sms, social media, mobile apps,…). Doanh nghiệp sẽ dễ dàng giao tiếp với khách hàng chỉ trên 1 giao diện web duy nhất, giúp tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong việc quản trị.

Bên cạnh đó, thông tin khách hàng trên toàn bộ các kênh tương tác sẽ được đồng bộ hoá và tích hợp trong 1hệ quản trị khách hàng (CRM) duy nhất, từ đó giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời hơn cho khách hàng.

cloudcontactcenter

2.  IVR – Tương tác thoại tự động:

IVR (Interactive Voice Response) là một hệ thống tương tác tự động, cho phép người sử dụng đầu cuối (thoại hoặc Video) có thể tương tác với hệ thống thông qua sử dụng giọng nói và bàn phím điện thoại hoặc điều khiển từ xa. IVR giúp giảm thiểu tối đa thời gian cho agents và giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

MITEK cũng sẽ hỗ trợ xây dựng và thu âm IVR chuyên nghiệp HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ cho các Doanh nghiệp sử dụng hệ thống Contact center của MITEK.

ivr Mitek

3.  Automatic Call Distribution (ACD) – Tự Động Phân Phối Cuộc Gọi:

Hệ thống phân phối cuộc gọi đến cho agent theo các thuật toán sau: Tuyến tính, Quay vòng, Phân phối đều, Cho người rỗi nhất (thời gian trả lời ngắn nhất, số cuộc trả lời ít nhất, thời gian nghỉ nhiều nhất,…),

Lợi ích của chức năng mở rộng này bao gồm:

  •   Giảm thiểu chi phí nhân sự cho điện thoại viên khi cho phép họ làm việc tại nhà.
  •   Tăng tính hiệu quả làm việc của điện thoại viên do giảm đi thời gian di chuyển.
  •   Tăng thời gian làm việc của điện thoại viên ngay cả khi họ đang trên đường di chuyển.

ACD Contact center

4.  CRM – Hệ quản trị khách hàng thông minh và chuyên nghiệp:

Hệ thống Contact Center được tích hợp sẵn với hệ thống quản trị thông tin khách hàng. Tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp, CRM có thể tuỳ biến theo từng module cụ thể.

Hệ thống CRM giúp lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng tuỳ theo từng dự án sẽ có cách tổ chức thông tin khác nhau. Sau đó, sẽ hoạt động theo một qui trình tương ứng. Tất cả các trường thông tin Khách hàng (Customer field), quy trình hoạt động (Operation process) sẽ được tuỳ biến và phát triển hoàn toàn dựa trên từng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Hệ thống CRM hỗ trợ 4 cấp bậc quản lý:

  • Quản trị hệ thống (System Admin): Cấp cao nhất, quản lý tất cả chức năng và thông tin hệ thống. Khả năng can thiệp vào tất cả thông tin của mọi bộ phận (dự án khác nhau).
  • Quản lý (Manager): Được xem, quản lý tất cả các thông tin của các trường bộ phận, tất cả thông tin của dự án mình đang quản lý.
  • Trưởng bộ phận (Team Leader): Được xem, quản lý tất cả các thông tin của các nhân viên thuộc bộ phận trong dự án mà mình quản lý.
  • Điện thoại viên (Agent): Quản lý và xử lý các khách hàng được phân bổ bởi trưởng bộ phận.

Theo đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu tuy biến hệ thống CRM phục vụ cho nhiều dự án với đặc thù (thông tin khách hàng, quy trình xử lý) hoàn toàn khác nhau, hệ thống có thể đáp ứng được bằng cách phân cấp các quyền manager quản lý các dự án hoàn toàn khác nhau trên cùng 1 kiến trúc CRM.
Crm contact center

5. Hệ thống báo cáo tổng quát và chi tiết theo thời gian thực:

Chức năng báo cáo của  Contact Center sẽ thu thập tất cả các thông tin và báo cáo nhằm giám sát hiệu quả của điện thoại viên, cung cấp cho doanh nghiệp một cơ chế phân tích tốt nhất về hiệu quả của các nhóm và các điện thoại viên. Hệ thống báo cáo được tuỳ biến hoàn toàn dựa vào từng yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

5.1. Báo cáo cuộc gọi ra (Outbound report):

  • Báo các tất cả các cuộc gọi ra theo nhiều tiêu chí:
    • Phân tích tổng quát.
    • Chi tiết cuộc gọi theo ĐTV.
    • Chi tiết cuộc gọi theo thời gian.
  •  Kết quả báo cáo hiện thị trực quan, thân thiện theo tên người dùng.
  •  Thông tin cuộc gọi được cập nhật real-time.
  •  Export ra Excel.
  •  Khả năng tùy biến theo yêu cầu.

5.2. Báo cáo cuộc gọi vào (Inbound report):

  • Báo cáo phân tích các cuộc gọi vào theo nhiều tiêu chí:
    • Phân tích theo từng bộ phận.
    • Phân tích theo tình trạng cuộc gọi: trả lời, nhỡ, vào Voicemail.
  • Kết quả báo cáo hiện thị trực quan, thân thiện theo tên người dùng.
  • Thông tin cuộc gọi được cập nhật real-time.
  • Xuất file báo cáo ra Excel.
  • Khả năng tùy biến theo yêu cầu.

5.3 Báo cáo cước (Billing report):

– Theo dõi chi tiết cước phát sinh theo nhiều tiêu chí:

  • Theo từng người dùng.
  • Theo từng hướng gọi.
  • Theo thời gian.
– Giao diện quản lý web thân thiện, trực quan.
– Thông tin cuộc gọi được cập nhật real-time.
– Export ra Excel.
– Khả năng tùy biến theo yêu cầu.

5.4 Báo cáo hoạt động (operation report):

Là các báo cáo liên quan đến hoạt động của Call Center thông qua dữ liệu khách hàng và các dự liệu được ĐTV nhập vào trong quá trình hoạt động, báo gồm các báo cáo kinh doanh, tình trạng hồ sơ, ticket…
báo cáo kết quả

6.  Chức năng Conference (Hội thoại đa chiều):

Hỗ trợ chức năng hội nghị nhiều bên (Voice Conferencing).

7. Chức năng ghi âm:

Hệ thống hộ trợ ghi âm 100% cuộc gọi, dữ liệu ghi âm được lưu trữ bằng ổ cứng bên trong hệ thống và hỗ trợ cơ chế tự động lưu trữ bên ngoài:
  • Quản lý, truy xuất dễ dàng qua giao diện Web.
  • Tìm kiếm theo: Ngày giờ cuộc gọi, Tên ĐTV, Số đã gọi, hướng gọi, …. .
  • Phân quyền quản lý người dùng.

ghi-âm-cuộc-gọi

8. Công cụ quản lý theo dõi thời gian thực (Supervisor real-time):

Để tăng hiệu suất phục vụ của các điện thoại viên và tổ chức giám sát, Hệ thống hỗ trợ các công cụ quản lý, theo dõi toàn bộ các hoạt động hiện tại trên toàn hệ thống trong thời gian thực.

  • Quản lý trạng thái hàng đợi và thống kế các agent hoạt động.
  • Khả năng tuỳ biến giao diện sử dụng.
  • Phân quyền quản lý, theo dõi theo từng nhóm liên quan.
  • Extension Directories.
  • Khả năng tương tác phong phú: Chat, Barge, Record, Click to email, Hang-up,… .

9. Tính linh hoạt cao:

Tính linh hoạt của hệ thống Contact Center của MITEK được thể hiện ở các điểm

  • Giải pháp hệ thống đa dạng phù hợp cho Contact Center siêu nhỏ đến Contact Center với hàng trăm seats
  • Dễ dàng nâng cấp và tích hợp hệ thống
  • Gói tính phí được thiết kế linh hoạt tuỳ thuộc vào nhu cầu của Doanh nghiệp đồng nghĩa chi phí mà Doanh nghiệp phải bỏ ra được tối ưu nhất.

Lợi ích sử dụng dịch vụ Cloud Contact Center

Sau đây là một số lợi ích mà dịch vụ Cloud Contact Center mang lại cho doanh nghiệp khi sử dụng:

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp không cần đầu tư tổng đài, chỉ việc đăng ký và sử dụng. Sử dụng đến đâu trả tiền đến đấy.
  • Linh hoạt cao: Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống tổng đài Contact Center ở bất kỳ đâu (văn phòng, nhà riêng, hoặc trên đường đi công tác). Đặc biệt, khi doanh nghiệp di dời văn phòng làm việc thì hệ thống tổng đài không bị gián đoạn.
  • Tin cậy cao: Do tổng đài Contact Center chạy trên nên tảng điện toán đám mây.
  • Triển khai nhanh chóng: Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký dịch vụ, tổng đài có thể được triển khai sử dụng ngay.
  • Dễ dàng mở rộng: MITEK cung cấp nhiều gói dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và triển khai toàn bộ quy trình:

MITEK có đội ngũ tư vấn kỹ thuật miễn phí 24/7, sẵn sàng hỗ trợ mọi thắc mắc.

Thông tin liên hệ:

  • Fanpage: MITEK.
  • Website: https://mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.
  • Email: contact@mitek.vn.

TÍCH HỢP GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG GỌI ĐIỆN TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG GỌI ĐIỆN – MiSAT TRONG KINH DOANH

Quản trị trải nghiệm khách hàng – MiCXM

Việc duy trì và xây dựng niềm tin cũng như sự hài lòng cũng như trải nghiệm khách hàng đang trở thành một vấn đề sống còn trong thời kỳ toàn cầu hóa – nơi mà mọi sản phẩm đều trở nên đồng nhất như hiện nay. Có nhiều cách để tiếp cận và đạt được mục đích trên, mà nổi bật nhất trong thời gian gần đây chính là trải nghiệm khách hàng – một khái niệm tuy còn mới mẻ nhưng đã thu hút được nhiều sự chú ý của giới quản trị các tập đoàn và doanh nghiệp lớn.

Khái niệm về trải nghiệm khách hàng

Các doanh nghiệp thành công thường có những ảnh hưởng đến khách hàng của mình thông qua sự tham gia và trải nghiệm bằng cách tạo nên các giá trị có tính cá nhân hóa cho từng khách hàng. Theo đó, khái niệm về trải nghiệm là sự tổng hợp của tất cả những kinh nghiệm một khách hàng có với một nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, trong thời gian họ sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó. Trải nghiệm khách hàng được xem là sự tương tác giữa tổ chức và khách hàng, và trải nghiệm của khách hàng được đo lường liên tục trong suốt thời gian tương tác. Khi tương tác với bất kỳ một tổ chức nào, trong quá trình mua hàng hoá và dịch vụ khách hàng đều nhận được một số loại trải nghiệm từ tích cực cho tới tiêu cực.

 Phân loại – classify

Nhóm trải nghiệm được chia thành năm loại, đó là cảm giác (sense), cảm nhận (feel), suy nghĩ (think), hành động (act) và liên hệ (relate), cụ thể như sau:

  • Trải nghiệm về cảm giác là những trải nghiệm có được từ năm giác quan, được tạo ra thông qua các trải nghiệm từ thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác.
  • Trải nghiệm về cảm nhận là sự trải nghiệm của khách hàng về mặt cảm xúc. Tâm trạng tích cực liên kết khách hàng với một thương hiệu được thực hiện thông qua những cảm xúc mạnh mẽ của niềm vui và niềm tự hào về việc sử dụng thương hiệu đó.
  • Trải nghiệm suy nghĩ là những trải nghiệm tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua những suy nghĩ một cách sáng tạo.
  • Trải nghiệm hành động là những trải nghiệm có được, tác động thông qua hành vi và lối sống, giá trị tạo cho khách hàng chính là sự thay đổi về lối sống và phong cách kinh doanh.
  • Trải nghiệm liên hệ là những trải nghịêm mang tính kinh nghiệm xã hội. Nó tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp một bản sắc xã hội và ý thức về sự liên kết xã hội.

Nhận thức của khách hàng về 1 tổ chức, thương hiệu được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm của khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau kết hợp lại, và trải nghiệm mang chiều hướng tích cực có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn và lặp lại nhiều lần. Do đó, trải nghiệm của khách hàng tích cực có thể mang lại:

  • Lợi thế cạnh tranh dài hạn.
  • Tạo ra bằng những kỳ vọng vượt trội về thể chất và tinh thần một cách phù hợp với khách hàng.
  • Nâng cao doanh thu và tạo ra tiềm năng thực tế có thể làm giảm đáng kể chi phí liên quan.
  • Nâng cao vị thế của thương hiệu.
  • Cho phép thiết lập sự lãnh đạo truyền cảm hứng, một nền văn hóa nâng cao vị thế và sự đồng cảm của những khách hàng hạnh phúc và thỏa mãn.

Mối quan hệ giữa trải nghiệm khách hàng và sự gắn bó với thương hiệu

Thông qua việc tiếp xúc với thông tin và đạt được kinh nghiệm, hình ảnh của công ty sẽ dần được phát triển trong tâm trí của khách hàng.Trong bối cảnh các công ty trong cùng một ngành công nghiệp đang ngày càng trở nên giống nhau, hình ảnh của công ty trở nên quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ có thể ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng cũng như sự gắn bó của khách hàng đối với công ty, do đó sẽ có tác động đến cảm nhận về chất lượng và thương hiệu của công ty. Ngoài ra, trải nghiệm khách hàng hiện tại còn là nguồn thông tin hiệu quả trong việc thu hút khách hàng tiềm năng thông qua hình thức truyền miệng, khi khách hàng thường có xu hướng giới thiệu cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp… khi có những trải nghiệm tốt về sản phẩm, dịch vụ, từ đó sẽ cung cấp những khách hàng tiềm năng cho dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty.Việc đánh giá và quản lý những giá trị liên quan trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng khi giao dịch với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ luôn hiệu quả do công ty có thể nắm bắt được những quan điểm, cách nhìn nhận của khách hàng và từ đó sẽ dự đoán tốt hơn con số lợi nhuận và tăng trưởng của công ty. Công ty nào có khả năng cung cấp những trải nghiệm về phục vụ tốt thì có thể làm tăng chi tiêu và truyền cảm hứng cho sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu của chính công ty đó một cách tối ưu.

Các bước xây dựng một chương trình quản trị trải nghiệm khách hàng – Steps to build a customer experience management program

Có năm bước mà các doanh nghiệp nên thực hiện khi xây dựng một chương trình quản trị trải nghiệm khách hàng:

  • Bước 1: Phân tích thế giới trải nghiệm của khách hàng: công ty phải hiểu được hoàn cảnh mà những trải nghiệm của khách hàng được hình thành
  • Bước 2: Xây dựng cơ sở hình thành những trải nghiệm: Phải có chiến lược xây dựng trải nghiệm trả lời được 3 câu hỏi: cái gì, tại sao và bằng cách nào. “Cái gì” là trải nghiệm nào mà thương hiệu muốn tạo ra cho khách hàng, “Tại sao” là giá trị, lợi ích của trải nghiệm mang lại và “Bằng cách nào” là phương thức chuyển tải những trải nghiệm đến khách hàng
  • Bước 3: Thiết kế trải nghiệm cho thương hiệu: Trải nghiệm cho thương hiệu cần phải được truyền tải qua cả cách trực tiếp và gián tiếp thông qua hình ảnh, logo, các chương trình quảng cáo, tài liệu tiếp thị, truyền thông etc..
  • Bước 4: Tạo ra sự tương tác cho khách hàng: Sự tương tác có thể đến bằng nhiều cách thông qua sự tương tác trực tiếp tại các event, cửa hàng bán lẻ hoặc thông qua các công cụ trực tuyến.
  • Bước 5: Không ngừng sáng tạo: Việc đưa ra trải nghiệm cho người dùng cần phải được thực hiện liên tục và không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng được các nhu cầu mới phát sinh của khách hàng.

Kết luận

Sự gắn bó của khách hàng với một thương hiệu có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ, chăm soc khách hàng, sự cạnh tranh của đối thử trực tiếp… Đối với việc các sản phẩm dịch vụ đều đang hướng tới quy chuẩn chung, sự khác biệt có thể đến từ những trải nghiệm có được trong quá trình sử dụng dịch vụ và trong mối quan hệ đối với công ty. Tiếp cận được khách hàng đã khó, giữ được khách hàng tiếp tục sử dụng và phát triển các mối quan hệ với công ty là điều khó khăn hơn, và đó là điều mà quản trị trải nghiệm hướng tới.

Tống Minh Đức


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:    contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Có Nên Sử Dụng Facebook Để Chăm Sóc Khách Hàng?

Rất nhiều các công ty hiện nay đã và đang sử dụng Facebook như là một kênh Marketing mạng xã hội hiệu quả. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thử suy nghĩ về việc phát triển công việc chăm sóc khách hàng và đưa nó lên một tầm cao mới nhờ Facebook chưa?

ky-nang-ban-hang-tren-facebook

Không sớm thì muộn, bạn có thể đã nhận được những đóng góp, ý kiến của khách hàng trên trang Facebook của mình. Đôi khi nó còn là một nhận xét (comment) mở và công khai. Vì lẽ đó, bạn không thể lờ đi những ý kiến của họ, và hãy cám ơn họ vì họ đang rất muốn trao đổi thêm với bạn. Đây thực sự là một cơ hội tuyệt vời để bạn tăng cường hơn nữa mối quan hệ với khách hàng, có được thêm niềm tin và đánh giá tích cực từ phía họ. Đây cũng là một cách rất tốt để bạn có thể cho họ thấy được uy tín của bạn.

Tương tác tức thì

Luôn luôn giữ được tương tác với người dùng là điều rất quan trọng trên Facebook. Hầu hết những khách hàng của bạn sẽ thường xuyên online trên Facebook và đây cũng là nơi rất tốt để giải quyết các khúc mắc. Bạn cần phải giải đáp cho khách hàng bất cứ khi nào họ có câu hỏi, thắc mắc hoặc thậm chí là phàn nàn. Bằng cách đó, khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và nhận định bạn rất nhanh nhạy và hiệu quả trong khâu quan hệ khách hàng.

Khi có những nhận xét không tốt, đừng xoá đi mà hãy trả lời chúng. Thể hiện sự tôn trọng và cố gắng hồi đáp mà vẫn làm nổi bật công ty và các sản phẩm của bạn. Cũng đừng lờ đi hoặc gửi tin nhắn cá nhân tới những người đã đưa ra những nhận xét đó. Những khách hàng khác của bạn có thể sẽ cảm thấy rằng bạn không để tâm đến việc chăm sóc khách hàng của mình.

Khi có khách hàng khen ngợi cửa hàng hoặc sản phẩm của bạn, hãy cám ơn họ. Bạn có thể nói kiểu như “Chúng tôi rất cám ơn anh/chị và luôn luôn cố gắng hết mình để phục vụ anh/chị tốt hơn nữa”

Tính năng chat

Trong thời điểm hiện nay, bạn sẽ có lợi thế hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh nếu như có thể mang đến cho khách hàng những câu trả lời và những lời khuyên nhanh nhất. Vì vậy, thiết lập tính năng chat cho website là một điều cần thiết. Tuy nhiên về mảng Facebook, bạn có thể tạo lập một tài khoản riêng để các khách hàng có thể “chat” trực tiếp với một người đại diện thương hiệu của mình. Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu như bạn đang muốn sử dụng mạng xã hội vào mục đích chăm sóc khách hàng.

Các tài khoản riêng biệt

Bạn có thể đang có trong tay một tài khoản Facebook Page cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên nếu muốn tối ưu hoá Facebook cho mục đích quan hệ khách hàng, việc lập một tài khoản riêng biệt là điều cần thiết. Bạn có thể sử dụng tài khoản cá nhân bình thường để “chat” với khách hàng.

Với tài khoản này, bạn có thể đăng tải phần FAQ (Các câu hỏi thường gặp) và những ví dụ và phương pháp giải quyết cho những vấn đề chung của các khách hàng. Bạn cũng có thể đăng tải số điện thoại đường dây nóng của các phòng ban khác nhau, và thông tin liên hệ để khách hàng có thể trực tiếp liên hệ tuỳ theo những thắc mắc và vấn đề mà họ đang gặp phải.

Khi có tài khoản riêng, hãy nhớ kết nối với tài khoản cũ để các khách hàng có thể biết rằng nó cũng là tài khoản chính thức của công ty.

Sức mạnh Marketing

Một số người cho rằng thật phiền phức để xây dựng hệ thống quan hệ khách hàng trên Facebook. Tuy nhiên nếu bạn nghiên cứu kĩ lưỡng, bạn sẽ thấy sự hiệu quả mà nó đem lại khi giao riêng nhiệm vụ này cho một thành viên của đội ngũ quan hệ khách hàng.

Hơn nữa, việc tối ưu hoá Facebook với mục đích này còn khiến cho các hoạt động marketing và tiếp thị, quảng cáo hiệu quả hơn. Càng có nhiều khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ, sẽ càng có nhiều người biết đến thương hiệu của bạn trên Facebook. Ngay cả đối với những người chưa mua sản phẩm của bạn, có thể họ sẽ thử xem Facebook và biết đâu sẽ trở thành khách hàng thân thiết.

Hãy nhớ rằng những người dùng Facebook sẽ có những nhu cầu khác nhau. Nếu như bạn cởi mở, hồi đáp những câu hỏi, giúp đỡ giải quyết những khó khăn thì họ sẽ cảm thấy rất hài lòng. Về mặt lâu dài, doanh nghiệp của bạn sẽ có được rất nhiều những lợi ích. Hãy sử dụng Facebook như là một kênh bổ sung cho hoạt động chăm sóc khách hàng hiện tại của bạn!

Nguồn: Sưu tầm

TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN DIGITAL MARKETING

CHƯƠNG TRÌNH TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN DIGITAL MARKETING VỀ VỚI NGÔI NHÀ CHUNG MITEK

Digital-Marketing

 Mô tả công việc vị trí Digital Marketing

  • Thực thi, phát triển và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông tiếp thị số hiệu quả để thu hút khách hàng.
  • Theo dõi và cùng với team để viết bài PR giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty, tạo ra các tiêu đề quảng cáo, cập nhật bài mới trên website công ty và các kênh quảng bá online chính thống của công ty.
  • Viết nội dung, quản lý Fanpage, Website công ty
  • Xây dựng và quản lý nội dung của các bài viết và tài nguyên tiếp thị (Marketing materials).
  • Quản trị và thực hiện tối ưu website với các công vụ tìm kiếm google, bing, yahoo…
  • SEO từ khoá cho hệ thống website chính và phụ về mảng kinh doanh thiết bị, dịch vụ – đẩy các từ khoá lên trang đầu của công cụ tìm kiếm.
  • Triển khai quảng bá qua Email Marketing
  • Báo cáo và đánh giá kết quả marketing theo tháng/quý/năm.
  • Tìm kiếm và phát triển các công cụ marketing số mới theo xu hướng phát triển của thị trường và đề xuất phương án phù hợp.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ cấp trên

Yêu cầu

  • Kinh nghiệm: Ít nhất 01 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
  • Có kiến thức về Trade Marketing, thương hiệu và quảng bá sản phẩm, hình ảnh.
  • Có kiến thức về thiết kế Web site.
  • Thành thạo các công cụ online Marketing như: Quảng cáo Google Adw, quảng cáo Facebook, thiết kế video, có kiến thức về SEO, SEM, Email Marketing, Forum seeding, Analytics…., Offline: TVC, Báo chí…
  • Có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng đồ hoạ: Photoshop, Adobe Illustrator, Corel..
  • Có năng lực tốt trong thiết kế web , xây dựng , quản lý SEO web
  • Có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin cũng như theo giỏi xu hướng và báo cáo

Chính sách/Phúc lợi cho các bạn chuyên ngành Digital Marketing:

– Được làm việc trong môi trường dân chủ, cởi mở.
– Thời gian làm việc: 5 ngày/tuần (Thứ 2- Thứ 6)
– Lương tháng thứ 13.
– BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định của Bộ luật lao động và tình hình phát triển của công ty.
– Summer trip hàng năm.
– Được hưởng các chính sách đãi ngộ xứng đáng, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm.
– Các quyền lợi đặc biệt khác theo quy định của công ty.

Liên hệ

Vui lòng gửi CV qua : hr@mitek.vn
Chi nhánh (nơi làm việc): 271/10 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

(Mẫu tên file vui lòng ghi rõ: Nguyen Van A_Digital Marketing_MITEK.HCM)