SMS GATEWAY VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA SMS GATEWAY

SMS Gateway tại Việt Nam được hiểu đơn giản là cổng tin nhắn kết nối đến các nhà viễn thông di động (Mobifone, Viettel, Vinaphone…) để các doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp marketing của mình chủ yếu là mobile marketing.

cong-tin-nhan-SMS
Sơ đồ về cách vận hành của SMS Gateway

1. SMS Gateway là gì:

SMS Gateway là cổng tin nhắn cho phép một thiết bị, máy tính gửi hoặc nhận các tin nhắn (SMS) được truyền đi hoặc đến từ một mạng lưới viễn thông. Hầu hết các tin nhắn sau cùng đều phải đi qua các nhà mạng điện thoại. Có nhiều cổng SMS Gateway hỗ trợ việc chuyển đổi bằng email hay các định dạng khác mà không riêng gì tin nhắn.

2.Cách thức triển khai SMS Gateway:

  • Cổng thiết bị GSM:

Cổng kết nối trực tiếp đến nhà mạng điện thoại là một thiết bị được xây dựng trên nền tảng kết nôi GSM (nếu các bạn chưa biết GSM là gì thì có thể tham khảo tại đây) nó cho phép các tin nhắn có thể gửi đi hoặc nhận bằng email từ các trang web hay phần mềm nào đó. Cổng kết nối trực tiếp đến di động thì khác nhau từ mỗi nhà phát hành, vì nó được cài đặt riêng cho mỗi nhà mạng để kêt nối với mạng nội bộ.

Việc kết nối đến mobile network được thực hiện bằng cách định dạng số SIM CARD duy nhất do mỗi nhà mạng và được cài đặt trên cổng kết nối. Thông thường, các ứng dụng kêt nối trực tiếp đến điện thoại di động được sử dụng cho hàng trăm đến hàng ngàn tin nhắn mỗi tháng. Cácthiết bị hiện đại hơn bây giờ cung cấp khả năng gửi lên đến 100.000 tin nhắn mỗi ngày. Một vài hãng có thâm niên còn có thể cung cấp thiết bị GSM Gateway cho giọng nói cũng có khả năng gửi SMS. Các thiết bị cao cấp hơn có khả năng quản lý SIM để điều chỉnh số lượng tin nhắn SMS mỗi SIM, ODBC để kết nối với cơ sở dữ liệu, và giao thức HTTP để tương tác với các ứng dụng của bên thứ ba.

  • Kết nối trực tiếp đến SMSC (Short Message Service Center):

Bạn chỉ cần hiểu là các thiết bị để kết nối với SMSC đơn giản là một ứng dụng hay phần mềm thông qua Internet hoặc đường dây trực tiếp. Các giao thức SMPP (Short Message Peer-to-Peer) thường được sử dụng để chuyển tải tin nhắn SMS giữa một ứng dụng và SMSC. Tiếp đến SMSC thì được sử dụng để cung cấp dịch vụ tin nhắn SMS cho khách hàng và các doanh nghiệp lớn.

  • Kết nối trực tiếp đên cổng tin nhắn (Direct to SMS Gateway):

Các bạn cứ hình dung là một SMS Gateway sẽ nằm giữa những người có nhu cầu gửi/nhận SMS và SMSC (trung tâm dịch vụ tin nhắn) và nó cung cấp cho bạn việc lựa chọn các giao thức như HTTP, SMPP, SMTP và Web service ở Việt Nam thì các hình thức như HTPP, SMTP hay web service đều rất phố biến.
Có hai nhà cung cấp cổng SMS Gateway phổ biến là các nhà phát hành hoặc nhà mạng. Các cổng tin nhắn hiên nay cũng được tích hợp bởi các nhà cung cấp tin nhắn phổ biến như AOL hay ICQ…

3. Ứng dụng của SMS Gateway

SMS Gateway mang đến một phương thức tương tác 2 chiều đầy đủ để các đối tác có thể chủ động thiết kế các chương trình tin nhắn để sử dụng hoặc có thể cung cấp chương trình dịch vụ cho một khách hàng khác.

–   SMS Gateway: giao tiếp với SMSC của các mạng di động (Telco)
–   CDR: tạo bản ghi cước và định kỳ gửi sang hệ thống tính cước của Telco.
–  SMS Process: các module xử lý cho từng dịch vụ, tạo nội dung và gửi lại cho khách hàng.
–  WEB Server: cung cấp giao diện cho người sử dụng, quản lý nội dung, thống kê, mở mã,..

Contact Center – Xu hướng chăm sóc khách hàng hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều lựa chọn trong việc quản lý các mối quan hệ và giao dịch với khách hàng.

Call Center chính là một hình thức hỗ trợ khách hàng đã được biết đến từ lâu, mà nay phổ biến hơn là hình thức Contact Center đã phát triển rộng rãi và trở thành xu hướng chăm sóc khách hàng hiện nay.

Giữa Call Center và Contact Center có gì khác nhau ?

Hình ảnh dễ thấy nhất của một Call Center (trung tâm cuộc gọi) là nhiều nhân viên ngồi bên điện thoại để trả lời các cuộc gọi của khách hàng. Còn một Contact Center (trung tâm liên lạc) là sự kết hợp thống nhất các phương thức tương tác với khách hàng, từ điện thoại, e-mail, website cho đến hình thức chat (đối thoại trực tiếp) hay gửi tin nhắn tức thời (instant messaging).

  • Điện thoại : quản lý các cuộc gọi đến của khách hàng và các cuộc gọi đi từ trung tâm.
  • Website : khách hàng khi ghé thăm website có thể cung cấp thông tin liên lạc của mình như địa chỉ email, số điện thoại để được nhân viên giao dịch liên hệ trở lại khi cần).
  • E-mail : quản lý thông tin về yêu cầu của khách hàng qua email.
  • Chat/instant messaging : đối thoại trực tiếp giữa khách hàng và trung tâm hỗ trợ.

Sự ra đời và phát triển của Contact Center bắt nguồn từ nhu cầu muốn liên lạc và hỗ trợ thông tin cho khách hàng thông qua kênh truyền thông.

Về mặt công nghệ, sự xuất hiện của công nghệ VoIP (thoại qua đường Internet) chuyển mạch gói, thay thế cho công nghệ cũ POTS (Plain Old Telephone Services) chạy trên mạng PSTN (Public Switched Telephone Network), cho phép liên kết các chủ thể trong một tổ chức về một mối thống nhất. Đi cùng với các hệ thống này là hàng loạt các giải pháp và thiết bị như điện thoại IP, hay phần mềm điện thoại (IP Softphone) chạy trên màn hình máy tính.

Khách hàng được lợi ích gì từ Contact Center ?

Tương tác qua Contact Center, cả khách hàng và doanh nghiệp đều có lợi. Đối tượng phục vụ của các hệ thống Contact Center là tất cả người dùng và doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia, các đối tác kinh doanh giao dịch trực tuyến với đông đảo khách hàng cùng một lúc: bán hàng, quảng bá doanh nghiệp, tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử lý thông tin cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, các chế độ bảo hành, hậu mãi…

Đối với khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lòng khi được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng hỗ trợ hiệu quả, thực sự cảm thấy mình là “thượng đế”.

Đối với doanh nghiệp, sử dụng hệ thống Contact Center sẽ tạo dựng được phong cách kinh doanh cao cấp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí để có hệ thống chăm sóc khách hàng như : chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự để tư vấn, giải đáp khách hàng. Họ sẽ có khả năng đem lại dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo hơn, sở hữu những thông tin tập trung nhất về các khách hàng lẻ cũng như các đối tác lớn, nhanh chóng phát hiện và xử lý sự cố.

Từ đó, doanh nghiệp tận dụng tối đa mọi nguồn lực cao cấp để tập trung vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình.

Xây dựng hệ thống Contact Center như thế nào ?

Một trung tâm liên hệ khách hàng đầy đủ thông thường bao gồm cá thành phần: một tổng đài làm nhiệm vụ cổng kết nối với mạng công cộng và tiếp nhận cuộc gọi từ khách hàng, hệ thống tương tác thoại IVR, hệ thống định tuyến đa phương tiện, hệ thống ghi âm giám sát cuộc gọi và các thiết bị phụ trợ (điện thoại, máy tính, tai nghe) của điện thoại viên.

Các máy chủ ứng dụng (email, web, SMS, CRM), hay cơ sở dữ liệu khách hàng cũng có thể được tích hợp với trung tâm liên hệ khách hàng, giúp cho cuộc gọi được định tuyến mềm dẻo và thông minh hơn.

Để xây dựng được thành công một hệ thống Contact Center hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý:

Dung lượng hệ thống

Số lượng điện thoại viên luôn là câu hỏi đầu tiên mà các doanh nghiệp cần xem xét đến. Một số hãng đưa ra các công bố về hệ thống của họ có thể hỗ trợ tới hàng chục nghìn điện thoại viên.

Tuy nhiên, trên thực tế, con số này chỉ mang ý nghĩa tham khảo, vì không phải doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu xây dựng các hệ thống lớn tới hàng nghìn điện thoại viên.

Có tới trên 90% các hệ thống Contact Center của doanh nghiệp tại Việt Nam có dung lượng dưới 100 điện thoại viên hoạt động đồng thời.

Chọn đúng chức năng cần thiết

Hầu hết các sản phẩm của các hãng đều có khả năng hỗ trợ khả năng định tuyến đa phương tiện liên lạc từ khách hàng, bao gồm cuộc gọi thoại, thư điện tử (email), web, tin nhắn ngắn (SMS), hay fax.

Nhưng tại thời điệm hiện tại, các liên lạc đến trung tâm thông qua các hình thức email, web, SMS, fax vẫn còn khá mới với khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định triển khai các dịch vụ này trong hệ thống.

Trang bị hệ thống hay thuê ngoài

Việc bùng nổ nhu cầu của các trung tâm liên hệ khách hàng đã kéo theo sự ra đời của nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ với lợi thế là hệ thống trang bị đồng bộ, điện thoại viên được đào tạo bài bản có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói, bao gồm từ trang bị hệ thống phần cứng, phần mềm, nhân lực, đào tạo điện thoại viên…

Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng nhân lực của mình, nhưng không muốn đầu tư toàn bộ hệ thống, thì có thể sử dụng hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ theo hình thức thuê. Theo cách này, các kết nối IP từ nhà cung cấp dịch vụ đến doanh nghiệp thuê dịch vụ sẽ được sử dụng để cho phép các điện thoại viên của doanh nghiệp thuê thực hiện tác vụ xử lý liên lạc của khách hàng như khi họ ngồi tại trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ.

Như vậy, mô hình Contact Center đem lại nhiều tiện lợi cho doanh nghiệp cũng như cho khách hàng. Về phía doanh nghiệp, họ sẽ có khả năng đem lại dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo hơn, sở hữu những thông tin tập trung nhất về các khách hàng lẻ cũng như các đối tác lớn, nhanh chóng phát hiện và xử lý sự cố. Đối với khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lòng khi được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, hỗ trợ hiệu quả.

Với dân số hơn 80 triệu người, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế, các công nghệ tiên tiến về viễn thông, Internet, băng thông, truyền hình, về tính liên tục phát triển… Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng để xây dựng các hệ thống Contact Center.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

Những nguy hại đến từ việc sử dụng Internet

Ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiêú trong cuộc sống hiện tại. Việc sử dụng Internet giúp tăng cường hiệu xuất công việc cũng như cải thiện được nhiều trải nghiệm khi dùng đến.

Tuy nhiên, môi trường Internet lại không an toàn tuyệt đối, vẫn có nhiều hình thức đánh lừa và bẫy người dùng để nhằm vào mục đích nào đó.

Việc hiểu, nhận diện và phòng tránh những mối nguy hại như vậy là kỹ năng cần biết ở thời đại Internet này.

Dưới đây là một số thủ đoạn mà kẻ gian thường xuyên sử dụng nhất để “bẫy” người dùng. Hãy cùng MITEK đọc thêm chi tiết ngay nhé!

1. Email lừa đảo

Email đã trở thành phương tiện liên lạc phổ biến của cư dân mạng hiện nay, nhưng đồng thời cũng là đích ngắm ưa thích của những kẻ lừa đảo qua mạng. Chúng thường gửi Email đến một lượng lớn người dùng và chờ đợi những “con mồi” cả tin sa chân vào cạm bẫy mà chúng giăng sẵn.

Một chiêu lừa khá phổ biến là gửi một Email thông báo trúng thưởng trong một cuộc thi trời ơi đất hỡi nào đó mà bạn thậm chí mới nghe tên lần đầu… Nên nhớ là không có bữa trưa nào miễn phí, những Email dạng này thường kèm theo các tệp tin chứa virus hoặc các đường link chứa mã độc. Nếu nhận được chúng, bạn đừng ngần ngại mà thả chúng vào mục Bin (thùng rác) của hòm thư, hoặc xóa luôn thì càng tốt.

Hãy tỉnh táo để nhận diện những Email tương tự bạn nhé!

2. Website và ứng dụng giả mạo

Một hình thức lừa đảo phổ biến khác là giả mạo một Website với giao diện giống hệt website gốc để chiếm đoạt tài khoản cá nhân, thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… của người dùng. Website của các ngân hàng là địa chỉ thường xuyên bị giả mạo nhất, khi truy cập những Website này, người dùng được yêu cầu đăng nhập tài khoản và điền mật khẩu để tiến hành giao dịch. Nếu bạn trót nhập những thông tin này, kẻ gian sẽ sử dụng chúng để kiểm soát tài khoản của bạn, và chắc chắn bạn sẽ không muốn nghe tiếp những điều diễn ra tiếp theo.

Cách đơn giản nhất để phân biệt một Website ngân hàng giả mạo là căn cứ vào giao thức mà website sử dụng: nếu Website đó sử dụng giao thức ‘https:’, bạn có thể tạm yên tâm bởi giao thức này sẽ giữ an toàn cho bạn khi đang sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thương mại điện tử và chống lừa đảo giả dạng (Phishing).

Ngoài ra, kẻ gian cũng thường làm giả các ứng dụng ngân hàng dành cho Smartphone/máy tính bảng và đánh cắp thông tin của người dùng theo cách tương tự. Trước khi tải các ứng dụng dạng này, bạn hãy kiểm tra tên của nhà phát triển (thường được ghi dưới tên ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng trực tuyến), đồng thời đọc kỹ phản hồi của người dùng trong phần bình luận. Một điều cần nhớ nữa là bạn chỉ nên tải những ứng dụng ngân hàng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức, tùy thuộc vào hệ điều hành bạn đang sử dụng.

3. Những giao dịch (có vẻ) béo bở

Nếu bắt gặp một món hàng có mức giá rẻ “giật mình”, bạn luôn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi xuất quỹ. Một sản phẩm có thể có mức chiết khấu hấp dẫn, nhưng giảm tới 80-90% giá trị thực thì ta không thể không nghi ngờ mức độ xác thực của giao dịch này.

Ngoài ra bạn cũng cần chắc chắn về nguồn gốc món đồ mà bạn định mua vì hiện nay kẻ gian luôn sẵn sàng bán hàng “nhảy” (đồ ăn cắp), hoặc tệ hơn là hàng giả, hàng nhái. Do vậy, bạn hãy yêu cầu người bán cho bạn xem mọi giấy tờ hợp pháp trước khi tiến hành giao dịch.

4. Key logger

Key logger là một chương trình máy tính có khả năng theo dõi và ghi lại mọi thao tác được thực hiện trên bàn phím vào một tập tin nhật ký (Log) để người cài đặt nó sử dụng.

Một số phần mềm Key logger thế hệ mới còn có thể ghi lại cả các hình ảnh hiển thị trên màn hình bằng cách chụp hoặc quay phim màn hình, thậm chí còn ghi nhận cách con trỏ di chuyển.

Bằng cách này kẻ gian có thể lấy được thông tin đăng nhập, mật khẩu, dữ liệu cá nhân… hay bất cứ thông tin gì bạn nhập trên một chiếc máy tính đã cài sẵn Key logger.

Một quán cafe Internet, một chiếc máy tính công cộng đặt ở khách sạn, phòng chờ, thư viện… là những nơi mà kẻ gian có thể lợi dụng để cài đặt phần mềm nguy hiểm này.

Ngay cả khi bạn có kinh nghiệm sử dụng máy tính cũng rất khó phát hiện những phần mềm loại này. Do vậy nếu đang sử dụng một máy tính công cộng, tốt nhất bạn nên tránh gõ ra những thông tin nhạy cảm, hay ít ra hãy sử dụng bàn phím ảo được tích hợp sẵn trong hệ điều hành.

Trong Windows 8 bạn truy cập Start menu > All programs > accessories > ease of access > on-screen keyboard để mở bàn phím này.

5. Đánh cắp thông tin thẻ tín dụng qua điện thoại

Sẽ không có nhân viên ngân hàng nào gọi cho bạn để yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ tín dụng, đấy là điều chắc chắn.

Do vậy nếu có bất cứ người nào tự nhận là nhân viên ngân hàng và yêu cầu bạn cung cấp những thông tin như vậy, từ chối thẳng thừng là cách tốt nhất để tránh những phiền phức không đáng có.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Trang chủ: MITEK
  • Email:      contact@mitek.vn.
  • Đường dây nóng:  1900 1238

Đánh giá 8 công cụ Marketing Online hiệu quả nhất khi bán hàng trực tuyến

Khi bán hàng trực tuyến, các cửa hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều công cụ Marketing Online để thúc đẩy bán hàng và gia tăng doanh số.
Tuy nhiên, các công cụ này mang lại hiệu quả khác nhau trong việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số.
Cach-thu--phuong-tien-de-ban-hang-truc-tuyen-thanh-cong
Bán hàng trực tuyến đang ngày càng nở rộ cùng với sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống thương mại điện tử và các phương thức phục vụ bán hàng.
Đi cùng với đó là sự ra đời của các công cụ Marketing Online giúp thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, quảng bá thương hiệu và tăng thêm cơ hội bán hàng hiệu quả hơn. Hiện nay, có rất nhiều các công cụ đáp ứng việc bán hàng trực tuyến được các cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm được vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả mà các công cụ này mang lại trong việc bán hàng trực tuyến. Dưới đây là những đánh giá chi tiết về các công cụ Marketing Online hiện nay để các cửa hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn được các công cụ và giải pháp thúc đẩy bán hàng phù hợp.
1. Website bán hàng
Website bán hàng là công cụ nền tảng cho hoạt động bán hàng giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả và tạo dựng thương hiệu trên Internet.
Công cụ đầu tiên phải kể đến đó chính là website bán hàng, đây được xem là xương sống của ngành thương mại điện tử hiện nay đồng thời website chính là nền tảng giúp các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động bán hàng trên Internet và thu hút khách hàng.
Ưu điểm của thiết kế website bán hàng đó chính là giúp tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi cùng với tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí. Công cụ này phù hợp với mọi doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh trực tuyến hiện nay.
Để có thể phát huy hiệu quả của website bán hàng, các cửa hàng, doanh nghiệp cần thiết kế website có giao diện đẹp mắt, thân thiện với bố cục hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tính năng đầy đủ và thân thiện với người dùng.
Bên cạnh đó website còn phải cung cấp thông tin cụ thể, tốc độ tải trang nhanh, tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm và hiển thị tốt trên mọi màn hình thiết bị, trong đó có các thiết bị di động.
2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là công cụ mang lại hiệu quả lâu dài cho các cửa hàng, doanh nghiệp khi bán hàng
SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp các phương pháp giúp tối ưu hóa website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm giúp gia tăng thứ hạng từ khóa và website khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm.
Đây được xem là giải pháp vượt trội trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận khách hàng khi mà có khoảng 90% người dùng sử dụng Google và các công cụ tìm kiếm khác truy vấn thông tin sản phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.
SEO được đánh giá là công cụ Marketing Online mang lại hiệu quả lâu dài và có sức mạnh vượt trội trong việc thu hút khách hàng tiềm năng tuy nhiên cần đầu tư thời gian và nguồn lực.
Các yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động SEO đó là nội dung (nội dung chất lượng và độc đáo được công cụ tìm kiếm đánh gia cao), backlink (backlink trỏ về có số lượng và chất lượng tốt ảnh hưởng đến uy tín của website) và lượng truy cập (lượt truy cập và tương tác cao góp phần gia tăng thứ hạng của website).
3. Diễn đàn, blog và các trang rao vặt

Các công cụ Marketing Online này được các cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng từ rất lâu và chưa bao giờ mất đi tính hiệu quả. Việc sử dụng các diễn đàn, blog và trang rao vặt không chỉ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn đến với người dùng giúp thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, gia tăng cơ hội bán hàng mà còn trợ giúp cho hoạt động SEO và tăng lượt truy cập đến với website.

Để thúc đẩy bán hàng trên các trang diễn đàn, blog hay rao vặt cần dựa trên việc đưa ra các tiêu đề nổi bật và mới lạ thu hút người dùng quan tâm cùng với đó nội dung truyền tải phải khéo léo hướng đến sản phẩm, dịch vụ hoặc chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm có ích với người dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh.

4. Mạng xã hội

Mạng xã hội đang trở thành công cụ bán hàng hiệu quả đối với các cửa hàng, doanh nghiệp bởi khả năng lan tỏa thông tin và kết nối khách hàng nhanh chóng
Khi kinh doanh trực tuyến, mạng xã hội được xem là công cụ bán hàng hiệu quả bởi khả năng kết nối và lan tỏa thông tin nhanh chóng. Chính vì vậy, nó đang trở thành công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí, tạo sự gắn kết với khách hàng và quảng bá thương hiệu nhanh chóng.
Hiện nay có một số mạng xã hội phổ biến được các cửa hàng, doanh nghiệp khai thác sử dụng cho việc bán hàng online như Google+, Pinterest, Instagram, Youtube, Zalo và đặc biệt phải kể Facebook với số lượng người dùng lên tới 30 triệu người.
Tuy nhiên mạng xã hội thường thích hợp với các dòng sản phẩm bán lẻ như thời trang, sản phẩm làm đẹp, đồ chơi công nghệ, thực phẩm hoặc tour du lịch và các khóa học đồng thời hướng tới đối tượng khách hàng trẻ.
Để có thể xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả trên mạng xã hội, các cửa hàng, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc phát triển nội dung thu hút khách hàng tiềm năng đồng thời quảng bá đúng đến khách hàng mục tiêu, thường xuyên đăng nội dung và tạo tương tác đối với người dùng.
5. Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng đến các khách hàng tiềm năng và nâng cao hình ảnh thương hiệu
Các hình thức quảng cáo trực tuyến như Google Adwords hay quảng cáo Facebook là công cụ Marketing Online đang được rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng. Các loại quảng cáo này giúp tiếp cận các khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và nâng cao quảng bá thương hiệu. Nó thích hợp với các chiến dịch khuyến mại, giảm giá hoặc sự kiện tuy nhiên các doanh nghiệp phải trả chi phí cho các lượt tương tác với quảng cáo.
Muốn đạt được hiệu quả cao khi sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến, các cửa hàng, doanh nghiệp cần đưa ra thông điệp thu hút khách hàng, tăng lượng tương tác của khách hàng với quảng cáo và hướng tới tỷ lệ chuyển đổi mua hàng đồng thời phải quảng cáo đúng đến đối tượng khách hàng đang tìm kiếm hoặc quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
6. SMS Marketing
sms_brand_name
Trong thời buổi người dùng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng ngày càng tăng lên thì SMS Marketing được đánh giá là công cụ Marketing Online đầy tiềm năng đối với các cửa hàng, doanh nghiệp trong việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên để có thể phát huy được hiệu quả khi xây dựng chiến dịch SMS Marketing, doanh nghiệp của bạn cần tập trung hướng tới các khách hàng tiềm năng hoặc tiếp thị lại các khách hàng từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đồng thời gửi tin nhắn đúng thời điểm, tránh làm phiền khách hàng đi cùng với đó là nội dung ngắn gọn, thu hút với các chương trình khuyến mại, giảm giá.
7. Email Marketing
Email Marketing thực sự phát huy hiệu quả nếu tập trung đúng đối tượng khách hàng và có chiến lược phù hợp
Email Marketing chính là công cụ Marketing Online trong đó các cửa hàng, doanh nghiệp gửi thư điện tử tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng Internet và đối tượng khách hàng tiềm năng.
Nó góp phần làm phong phú hơn các công cụ thúc đẩy bán hàng trực tuyến với khả năng chủ động tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng hiệu quả và xúc tiến hoạt động bán hàng.
Một chiến dịch Email Marketing hiệu quả phải được xây dựng dựa trên nội dung email chất lượng bởi nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định thành công của chiến dịch.
Nội dung email cần tạo ra thông điệp thu hút tới khách hàng thay vì spam đi cùng bố cục và cách trình bày hợp lý đồng thời nên kèm theo các liên kết trỏ về website của bạn.
Bên cạnh đó, cần lựa chọn và lọc đúng tập khách hàng tiềm năng để gửi email.
Ngoài ra, nên sử dụng các phần mềm gửi Email Marketing chuyên nghiệp và xác định đúng thời điểm và tần suất gửi email cho khách hàng.
8. Truyền thông trực tuyến và tiếp thị liên kết

Truyền thông trực tuyến và tiếp thị liên kết là công cụ Marketing Online tiếp theo giúp việc bán hàng trực tuyến hiệu quả hơn, tăng cường sự hiện diện của thương hiệu đối với người dùng Internet đồng thời nâng cao cơ hội bán hàng và gia tăng doanh số. Các hình thức truyền thông trực tuyến hiệu quả hiện nay như đăng bài PR trên các báo mạng uy tín hay đặt banner quảng cáo trên các website lớn.

Bên cạnh đó hình thức tiếp thị liên kết hay được biết đến với tên gọi Affiliate Marketing giúp mở rộng thêm mạng lưới bán hàng trực tuyến dựa trên tỷ lệ hoa hồng dành cho cộng tác viên hoặc đại lý bán hàng trực tuyến.

Theo enuy.com.vn

Các nguyên tắc lắp đặt trạm BTS

A. Các yêu cầu an toàn trong lắp đặt đối với trạm BTS

I.      Hệ thống tiếp đất, chống sét (xem hình 1):

1.     Ngoài phòng thiết bị:

Đối với trạm dùng cột tự đứng hoặc cột dây níu:

–         Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải kiểm tra thật kỹ tiếp xúc giữa kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét không bị đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột (mỗi 2m một lần). Ngoài ra, còn phải đảm bảo tách biệt  dây thoát sét với phiđơ, cáp RF (nên bố trí đi dây thoát sét đối diện với thang cáp đi phiđơ, cáp RF)

–         Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, phiđơ phải được tiếp đất ít nhất 3 điểm

+       Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ trên cột khoảng 0,3m đến 0,6m

+       Điểm thứ hai: tại vị trí trước khi phiđơ uốn cong ở chân cột cách chỗ uốn cong khoảng 0,3m

+       Điểm thứ ba: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và bảng đất ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh đất mà nối trực tiếp dây tiếp đất cho phiđơ vào bảng đất này

Lưu ý: Lắp vị trí thanh đất và điểm làm tiếp đất cho phiđơ thật linh động sao cho dây tiếp đất cho phiđơ phải đi thẳng xuống, hạn chế tối đa bị uốn cong

–    Cả ba thanh đồng tiếp đất, chống sét cho phiđơ nêu trên phải nối vào bảng đồng tiếp đất trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất như sau:

+   Nếu chiều cao của cột anten < khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì dùng dây đồng trần nối trực tiếp xuống cọc đất (Đây là trường hợp hệ thống đất 3 dây)

+   Nếu chiều cao của cột anten > khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì sẽ nối chung vào dây đất trong nhà ở mức sàn (Đây là trường hợp hệ thống đất 2 dây)

Lưu ý: Phải làm thêm tiếp đất cho vỏ phiđơ khi chiều dài phiđơ lớn hơn > 20m

Đối với trạm dùng loại cột cóc (pole):

–         Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng và nối với nhau tại 1 điểm dưới sàn sân thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở bất kỳ cột nào thì sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.

–         Phiđơ phải được làm tiếp đất tại ít nhất 2 điểm:

+   Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ khoảng 30-60 cm

+   Điểm thứ hai: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm

2.     Trong phòng thiết bị:

–  Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống cọc đất  và cách li với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.

–    Tủ điện AC và ổn áp nối đất bằng một đường riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng một dây riêng, tách biệt với các dây khác.

– Vị trí bảng đất chung cho phòng thiết bị có thể đặt ở dưới lỗ cáp nhập trạm, hoặc dưới chân tường tuỳ theo điều kiện của từng trạm.

Chú ý:

   Trong trường hợp cáp đi trên cột <3m thì có thể dùng một thanh đồng tiếp đất cho phiđơ đặt ở đoạn giữa thân cột.

–    Dây chống sét trực tiếp phải nối chắc chắn, tiếp xúc tốt với kim thu sét. Dây thoát sét luôn luôn phải theo nguyên tắc nối thẳng từ trên xuống để đảm bảo thoát sét xuống đất nhanh nhất.

–    Tất cả phần tiếp đất chống sét bên ngoài phòng thiết bị phải đảm bảo được nối đất cách li với phần nối đất trong phòng máy.

Hệ thống tiếp đất, chống sét cho nhà trạm

Hình 1: Hệ thống tiếp đất, chống sét cho nhà trạm

  II.   Hệ thống nguồn điện cung cấp

1.     Hệ thống nguồn AC:

–         Phải kiểm tra thật kỹ về nguyên tắc đấu nối (trình bày ở phần sau), thứ tự pha, màu dây theo qui định, kích cỡ dây theo thiết kế,

+   Tiết diện dây nguồn từ automat điện lực vào automat tổng: 2x16mm2 (dùng cáp CADIVI)

+   Tiết diện dây nguồn từ automat 63A trong tủ điện chính cung cấp cho tủ REC: 5x6mm2

+   Tiết diện dây nguồn dùng cho máy điều hòa và điện sinh hoạt (đèn néon, ổ cắm,…): 2×2.5mm2

+   Màu dây theo qui định:  –        màu đen: dây trung tính (N)

–        màu đỏ: dây pha (L)

–        màu vàng/xanh: dây đất (PE)

–         Phải đo kiểm hệ thống nguồn AC đạt các chỉ tiêu sau:

a. Hệ thống nguồn dùng ổn áp Lioa, tủ MPT54:

i.      Trước ổn áp:        Điện áp: 220 ± 20% (VAC)

Tần số: 50 ± 5% (Hz)

ii.      Sau ổn áp:            Điện áp: 220± 5% (VAC)

Tần số: 50 ± 5% (Hz)

b. Hệ thống nguồn không dùng ổn áp, tủ MP75 (tủ có ổn áp dải rộng):

Điện áp: 90 – 285 (VAC)

Tần số: 50 ± 5% (Hz)

 

2.     Hệ thống nguồn DC:

–         Kiểm tra cực tính của các thanh 0V và  – 48V phải tương ứng với cực tính của ắc qui,

–         Cực âm (-) của mỗi tổ ắc qui nối vào cầu chì,

–         Cực dương (+) nối trực tiếp vào thanh đồng trong tủ nguồn,

–         Điện áp ra tủ nguồn DC: (48 – 56) V, bình thường là 54 V,

–         Kiểm tra điện áp của các bộ accu: 48 – 55V, bình thường là 54 V khi không có tải; 48 V khi có tải,

–         Kiểm tra điện áp giữa cực dương (0V) với dây đất (PE) » 0V,

–         Tiết diện dây từ tủ nguồn DC cung cấp cho tủ BTS: > 16 mm2.

III.           Nhà trạm

–                   Phòng máy phải được trang bị khóa chắc chắn để đảm bảo an toàn về thiết bị,

–         Phải đảm bảo phòng máy được bịt kín,

–         Lỗ cáp nhập trạm phải được bịt kín bằng keo silicon đảm bảo không bị nước thấm vào

–         Hệ thống điều hòa phải hoạt động tốt trước khi bật thiết bị chạy.

B.   Các nguyên tắc lắp đặt trạm BTS

1.     Bố trí trong phòng thiết bị:

Sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu

Hình 2 : Sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu

Trong phòng thiết bị, BTS là thiết bị quan trọng nhất. Nguyên tắc bố trí thiết bị trong phòng máy, tính theo thứ tự ưu tiên và từ lỗ cáp nhập trạm, như sau: vị trí đầu tiên dành cho BTS, vị trí thứ hai dùng để dự phòng cho BTS khi cần thêm rack BTS, vị trí thứ ba dành cho rack chứa thiết bị truyền dẫn và DDF, tiếp theo là vị trí của rack nguồn, khỏang trống 60 cm dành cho bảo dưỡng và sửa chữa tủ nguồn MPT54, các vị trí khác là tủ cắt lọc sét, phần tủ điện AC … (xem hình 2).

 

*Lưu ý: Tủ BTS cách lỗ cáp nhập trạm (theo hình chiếu bằng) khoảng 40 đến 60 cm, nên để khoảng cách này là 65 cm và bố trí  rack truyền dẫn 19 inch vào vị trí này khi cần tiết kiệm diện tích sử dụng.

Không dùng bộ ổn áp Lioa khi dùng tủ nguồn MP75.

Dàn lạnh thiết bị điều hòa không được gắn ngay phía trên bất kỳ thiết bị hoạt động nào trong trạm để tránh nhỏ nước vào thiết bị.

2.     Nguyên tắc đấu nối hệ thống nguồn AC

a.   Nguyên tắc đấu nối hệ thống AC cho phòng máy BTS dùng tủ nguồn MP75, không dùng Lioa:

Đấu nối hệ thống AC trong phòng máy

Hình 2a: Đấu nối hệ thống AC trong phòng máy

b.  Sơ đồ đấu nối hệ thống AC cho phòng máy BTS dùng tủ nguồn MPT54 và có ổn áp Lioa (hệ thống dùng trong pha 1 và pha 1+, xem hình 3):

Nguyên tắc đấu nối hệ thống nguồn AC

Hình 3: Nguyên tắc đấu nối hệ thống nguồn AC   

Một số điều cần lưu ý thêm:

–         Dây nối đất cho tủ cắt lọc sét và và dây nối đất cho LIOA, tủ AC phải đi riêng, cách ly với nhau.

–         Tất cả các mối nối, đầu cord phải chắc chắn, dây điện và dây AC đi trong tủ AC phải gọn gàng và có thể mở rộng sau này.

3.  Nguyên tắc đi dây và cố định cáp phiđơ

– Cáp phải được bố trí/rải ngăn nắp thẳng đều trên máng cáp,

–         Tại những vị trí uốn cong, bán kính cong của dây feeder không được nhỏ quá giới hạn cho phép (xem hình 4). Vì nếu bán kính cong nhỏ quá sẽ gây ra suy hao vượt mức cho phép và dây feeder có khả năng bị gãy.

–         Dây feeder không được cố định quá chặt vào cầu cáp vì sẽ làm cho feeder bị móp. (Xem hình 5)

–         Dây feeder phải được cố định vào cầu cáp bằng kẹp cáp, dây đi thẳng, chắc chắn (xem hình 6)

–         Nên kẹp 2 sợi feeder của một sector đi chồng lên nhau để tiện cho việc mở rộng sau này, chú ý không được kẹp chung 2 sợi cáp phiđơ của 2 sector khác nhau!
Trước khi chạy dây feeder vào lổ cáp nhập trạm phải có đoạn uốn cong võng xuống, nhằm tránh nước bám theo feeder chảy vào trạm qua lổ cáp nhập trạm.

Bán kính cong Feeder nhỏ nhất cho phép

Hình 4: Bán kính cong nhỏ nhất cho phép.

Chống sét cho trạm BTS

Trong lĩnh vực điện thoại di động, BTS ngày càng được xây dựng nhiều do nhu cầu sử dụng điện thoại di động tăng và số lượng mobile phone mà mỗi BTS có thể kết nối là giới hạn. Cùng với số lượng thuê bao tăng các công ty điện thoại còn muốn mở rộng vùng phủ sóng.

Việc chống sét cho BTS là yêu cầu tất yếu.  Chống sét cho BTS bao gồm chống sét trực tiếp, chống sét cho RF antenna, chống sét lan truyền trên đường nguồn và chống sét cho đường kết nối viễn thông:

Hệ thống BTS  bao gồm cột antenna, antenna RF, antenna truyền dẫn viba (Microwave), máy điều hòa, thiết bị BTS, thiết bị MW và máy nổ dự phòng.  Ngoài ra còn một số thiết bị ngoại vi khác nữa.

Một yếu tố quan trọng của mạng BTS là độ khả dụng của các thiết bị này. Các thiết bị BTS được thiết kế và chế tạo để hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra và nếu có xảy ra thì sẽ được sửa chữa trong thời gian nhanh nhất.

Một số BTS truyền dẫn quan trọng còn được trang bị hệ thống máy nổ cố định và có thiết bị điều khiển tự động trong việc thay đổi nguồn điện từ nguồn điện thường sang nguồn dự phòng và ngược lại.

chongsetBTS