Giải pháp chống sét cho phân xưởng nhà máy

Nhà máy sản xuất là nơi mà các hệ thống, thiết bị điện, điện tử, nhiệt lạnh, cơ khí, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hóa hoạt động liên tục. Ngoài ra, nhà máy cũng là nơi tập trung nhiều các nguồn nguyên vật liệu và thành phẩm dễ gây cháy nổ như dầu, gas, khí, hộp carton,… Các hệ thống, thiết bị này lại dễ bị phá hỏng bởi các quá điện áp do xung sét lan truyền từ các đường dây điện, viễn thông, điều khiển gây ra bởi các loại sét cảm ứng, cũng như sự phá hủy bởi sét đánh trực tiếp. Vì vậy, việc xây dựng một phương pháp phòng chống sét cho hệ thống nhà máy là công việc quan trọng và cần thiết. Việc trang bị hệ thống chống sét trực tiếp và lan truyền cho nhà máy sẽ đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Đồng thời đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, giao dịch và cung cấp dịch vụ cho khách hàng được hoạt động liên tục, hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại về nhân lực và tài sản.

giaiphapchong-set-lan-truyen-nha-may-mitek

Ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển thì yêu cầu về chống sét đánh thẳng (chống sét trực tiếp) và chống sét lan truyền là bắt buộc cho tất cả các công trình, nhất là đối với các công trình cao tầng.

– Hệ thống chống sét trực tiếp thường bao gồm các thiết bị sau:

  • Kim thu sét
  • Cáp thoát sét
  • Thiết bị đếm sét
  • Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất
  • Hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp

– Hệ thống chống sét lan truyền thường bao gồm các thiết bị sau:

  • Thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn gồm có thiết bị cắt sét 1 pha, thiết bị cắt sét 3 pha, thiết bị cắt lọc sét 1 pha và thiết bị cắt lọc sét 3 pha
  • Thiết bị chống sét trên đường tín hiệu, viễn thông
  • Cáp thoát sét
  • Thiết bị đếm sét
  • Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất

– Giải pháp chống sét toàn diện sáu điểm

  • Thu bắt sét tại điểm định trước.
  • Dẫn sét an toàn bằng cáp thoát sét chống nhiễu.
  • Tản nhanh năng lượng sét vào hệ thống nối đất có tổng trở thấp
  • Đẳng thế các hệ thống đất
  • Chống sét lan truyền theo đường cấp nguồn
  • Chống sét lan truyền trên đường tín hiệu

Vì tính nguy hiểm của sét và để bảo vệ an toàn cho con người, công trình khỏi sét đánh hư hỏng, chúng tôi cung cấp giải pháp chống sét toàn diện sáu điểm phù hợp với các tiêu chuẩn chống sét hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đảm bảo mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng, đảm bảo thiết bị chống sét lan truyền dùng trong mạch tín hiệu, dữ liệu hay điều khiển hoạt động hiệu quả và không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của mạch:

  • Thiết bị chống sét lan truyền được thiết kế để kẹp xung quá điện áp xuống mức an toàn cho thiết bị và không ảnh hưởng đến điện áp tín hiệu thông thường. Điện áp kẹp của thiết bị chống sét lan truyền phù hợp với điện áp làm việc cực đại của mạch.
  • Thiết bị chống sét lan truyền chịu được dòng điện tín hiệu tối đa.
  • Băng thông thiết bị chống sét lan truyền đủ để hệ thống hoạt động trơn tru mà không gây suy giảm tín hiệu tức là phải đảm bảo suy hao của thiết bị chống sét lan truyền ở tần số hoạt động danh định của hệ thống không được vượt quá giới hạn nhất định.

Các loại Email Marketing – Gửi thế nào để không bị Spam?

Email-marketing-Ưu-điểm-và-những-mặt-hạn-chế-1

Có bao nhiêu loại Email?

Có 3 loại email mà bạn thường sẽ gởi tới cho khách hàng: Email Marketing, Email Notification, Email Transaction.

1. Email Marketing:

Loại email mà bạn gửi tới khách hàng với mục đích giới thiệu về sản phẩm , dịch vụ, chương trình khuyến mãi, giảm giá mà bạn đang có để khách hàng tương tác và khuyến khích mua hàng. Ví dụ: Đối với một trang E-commerce, những email gửi thông tin giảm giá trong ngày với nội dung như “hôm nay có chương trình giảm giá cho riêng sản phẩm máy ảnh, nếu mua ngay trong ngày sẽ được giảm giá 10%” hay những Newsletter được gửi hằng ngày giới thiệu thông tin về các chương trình giảm giá, giới thiệu sản phẩm

2. Email Notification:

Thường dùng để thông báo về tình hình sử dụng dịch vụ cũng như tài khoản của khách hàng hiện nay
Ví dụ: Trên mang xã hội, khi có người tương tác trên post của bạn (like, share, comment, message), sẽ có email thông báo tình hình của tài khoản bạn đang có những tương tác như vậy xảy ra.

3. Email Transaction:

Email sử dụng bắt buộc để cho khách hàng biết về tình hình giao dịch giữa brand và khách hàng đó như thế nào.
Ví dụ: Thông báo về tình hình mua bán và giao dịch giữa hai bên. Email bạn thường nhận từ Ngân hàng với thông tin: bạn vừa chuyển khoản xong, bạn vừa bị trừ tiền trong tài khoản, bạn vừa nhận tiền trong tài khoản, email confirm thông tin chuyển khoản. Những email này mang tính bắt buộc.

Ngoài phân biệt vào mục đích, còn có thể phân loại email theo các yếu tố khác. Như là Trigger (Từ phía nào mà email được gửi đi) Relation (mối quan hệ của email đó) Unsubscribe (email đó có được quyền từ chối hay không) Goal (mục tiêu của email là gì)

Trigger Relation Unsubscribe Goal
Marketing Sender 1 to many YES Promotion
Notification Sender + Recipient 1 to 1 YES Engagement
Transaction Recipient 1 to 1 NO Support

Email Marketing
Trigger ở đây là sender: tức là từ phía bên brand (bên gửi email) muốn đẩy một chiến dịch quảng cáo, giới thiệu chương trình giảm giá sắp tới thì họ chủ động gửi email. Hay là việc gửi newsletter cũng chính là do brand chủ động.

Relation ở đây “1 to many” tức là cùng một brand, cùng một template ta có thể gửi cho 10,000 người khác nhau trong cùng một chiến dịch. Nghĩa là từ một brand gửi đến nhiều người khác nhau. Unsubscribe ở đây có nghĩa là người nhận có quyền được từ chối nhận email. Goal (mục tiêu) ở đây là Promotion: quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi, giảm giá hiện đang có

Email Notification

Trigger ở đây có thể bao gồm cả sender và recipient: ví dụ từ phía brand chủ động gửi email với nội dung “Sắp tới chúng tôi có một số điều chỉnh nên bạn cần thay đổi password. Hãy truy cập vào tài khoản của bạn và thay đổi password ngay từ hôm nay”.

Hoặc từ phía người nhận, người nhận họ vào tài khoản, họ chủ động điều chỉnh, thực hiện thay đổi một số thông tin như địa chỉ email, sau đó họ nhận được email confirm “Bạn vừa mới thay đổi thông tin …”

Đấy là dạng Email Notification mà trigger bởi hành động của người gửi. Relation ở đây là “1 to 1” tức là những nội dung trong email này là communication chỉ giữa brand và 1 người dùng. Mặc dù nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về một số thông tin chỉ số, nhưng bản chất là brand chỉ communicate với người dùng đó thôi.

Email Notification thì bạn có thể từ chối nhận emai, do đó Unsubscribe là yes. Goal ở đây là Engagement, tăng cường tương tác của người dùng với sản phẩm và dịch vụ.

Email Transaction

Người trigger duy nhất là recipient (người nhận) nếu bạn không mua hàng hay sử dụng dịch vụ của brand đó, bạn sẽ không nhận được email này. Còn khi bạn thực hiện bất cứ hành vi mua hàng hay dùng dịch vụ thì sẽ nhận được email transaction từ phía brand bạn chọn.

Relation của loại mail này là 1 to 1, nội dung trao đổi chỉ giữa brand và khách hàng đang sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Emai này khách hàng không thể Unsubcribe vì email này bắt buộc, đặc biệt là email có nội dung xác nhận quá trình mua bán giữa hai bên, và brand bắt buộc phải gửi cho khách hàng.

Đôi khi nếu brand không gửi sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, đôi khi liên quan đến luật pháp. Ví dụ tài khoản bạn chuyển tiền đi mà bạn không nhận được email thông báo thì phía Ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối phát sinh. Goal ở đây là Support: email transaction thường hỗ trợ khách hàng là nhiều.

Thế nào gọi là email spam?

Email-spam-inbox

 

Nhiều người có quan niệm sai về email spam? Ví dụ: “em gửi email này, em thấy một số người có nhu cầu nhận email này, họ thích nhận email này sao gọi là spam?” hoặc “email của em vào inbox nên không thế gọi là spam được” hoặc “em gửi email bằng MailChimp chứ không phải các tools khác thì sao gọi là spam được”

Thật ra về bản chất ba yếu tố trên là cần thiết: người ta muốn nhận email của bạn, email của bạn không vào hộp thư spam, bạn sử dụng những công cụ email chính thống đàng hoàng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa email của bạn không phải spam.

Vậy yếu tố nào để đánh giá email của email spam hay là không?

  • Danh sách ngưởi gửi:
    Nguyên tắc ở đây đơn giản là người được nhận email có đồng ý nhận email của bạn hay là không; nếu là không đồng ý thì email của bạn bị coi là spam. Nếu bạn bỏ tiền ra mua một danh sách từ bên thứ ba nào đó mà không có sự đồng ý của những người trong danh sách đó thì email bạn gửi coi là spam. Cũng có nghĩa là danh sách mà mua thì nó là spam, danh sách bạn không mua (mà tự thu thập từ dịch vụ của bạn) thì nó không là spam.
  • Opt-in/ double opt-in:
    Nếu website của bạn có form để lại thông tin, form đó phải được Opt-in. Ví dụ: người điền form phải được biết khi họ điền email ở đây thì mình sẽ được nhận email của dịch vụ bên đây. Bạn phải thông báo cho người ta biết bằng các “Terms of Service | Privacy Policy” để trên website của bạn. Ví dụ như “Chúng tôi sẽ sử dụng email của bạn…”, “Chúng tôi sẽ gửi thông tin quảng cáo đến cho bạn…” Điều này là bắt buộc phải có. Nếu không thì đồng nghĩa bạn không nhận được sự đồng ý nhận email của họ, đồng nghĩa người ta không chủ động Opt-in, đồng nghĩa bạn spam.
  • Unsubcribe:
    Ngoài ra trong email của bạn phải có Link Unsubcribe để khi người nhận không muốn nhận thông tin thì họ có thể nhấn Unsubscribe ngay. Nếu bạn không có Link Unsubcribe thì email của bạn vẫn bị coi là spam.

Ngoài những yếu tố chính trên thì vẫn còn một số yếu tố phụ khác đánh giá email của bạn có phải spam hay không? Khi bạn gửi email thì nên lưu ý là tốt nhất không nên spam khách hàng.

Các Phương thức để bạn gửi email?

Email cá nhân miễn phí

Có một số dịch vụ miễn phí gửi mail như: @gmail, @yahoo phối hợp với môt số phần mềm (software), bạn nhập danh sách khách hàng vào thì software sẽ hỗ trợ để bạn gửi đến khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên hiệu quả của các công cụ này khá là thấp.

Self-host email

Giống như email công ty bạn thường xài, bạn sẽ host một email hoặc hệ thống email đã được set up dựa trên serve hosting của công ty để bạn chủ động gửi email mà không qua bất cứ bên nào khác. Phương thức này thì cần bộ phận IT của công ty bạn hỗ trợ setting.

Third party email

Ví dụ như Mailchimp, Benchmark Email, Get Response… cung cấp dịch vụ gửi email. Đối với phương thức này, bạn chỉ cần đăng kí tài khoản và set up một số setting cơ bản với template có sẵn, có thể insert danh sách khách hàng và gửi với các thao tác hết sức đơn giản.

Hiệu quả của các phương thức trên?

  • Gmail, Yahoo: Khi gửi bằng công cụ này bạn sẽ không biết có bao nhiêu phần trăm người nhận được email, bao nhiêu email vào spam và ibox, bao nhiêu người mở email xem, bao nhiêu người bấm vào đường link trong email và đến website của bạn. Ưu điểm: chi phí thấp.
  • Self-host Email: bạn sử dụng những email flatform được set-up trên serve của bạn cung cấp những tính năng để có cách đo lường những thông tin trên. Nhược điểm: Về mặt công nghệ sẽ hơi phức tạp, yêu cầu IT của bạn phải khá hiểu biết về mảng này. Hoặc đôi khi sai sót trong set-up khiến tạo ra nhiều vấn đề trong lúc gửi mail. Ví dụ như tên website của bạn là conversion.vn. Khi gửi từ email tubui@conversion.vn gửi spam quá nhiều, domain email conversion.vn bị đánh giá xấu, bị đánh dấu bảng đen thì nó tác đông lên cả domain của cả website. Và giảm thứ hạng website trên SEO, giảm thứ hạng các đánh giá khác, tác đông tiêu cực nhiều khía cạnh khác nhau.

Tuy nhiên nếu bạn set-up server tốt thì khả năng email của bạn vào inbox cũng sẽ tốt với chi phí hợp lý.

  • Third Party: Bạn sẽ tốn nhiều tiền hơn nhưng bạn được cung cấp template miễn phí,được cung cấp công cụ đo lường tracking rõ ràng hơn, hỗ trợ tốt hơn và được kết hợp với nhiều bên hơn. Mail của bạn cũng sẽ có khả năng vào inbox nhiều hơn.

Một số chỉ số về email bạn cần lưu ý?

  • Click through rate: bao nhiêu % người bấm vào email đó trên tổng số email gửi
  • Open rate: bao nhiêu % người họ mở email lên trên tổng số email gửi (*)
  • Click rate: bao nhiêu % người họ mở email và nhấp vào đường link trong email
  • Soft bounce: tại thời điểm nào đó email người nhận có vấn đề (bị lỗi) và không nhận được email
  • Hard Bounce: Email gửi tới không tồn tại
  • Unsubscribe: Người nhận không muốn nhận email và nhấn Unsubscribe
  • Abuse: Người ta nhận email của bạn mà thấy khó chịu người ta quăng vào spam.

(*) Với nhiều người thì CTR = open rate nhưng đối với tôi thì 1 click khác với 1 open vì đôi khi có những thứ xảy ra có thể khiến từ việc click tới việc mở email không xảy ra:
– Mạng chậm, rớt mạng.
– Hệ thống email bị lỗi.
– Tracking pixel trên email bị chặn –> ngăn chặn việc xác nhận đó là 1 open.

Ngoài ra, CTR được nhắc đến bên trên là email CTR, là số clicks vào để mở email. Tuy nhiên cũng có nhiều nguồn nói về CTR là số clicks vào link trong email khi đã mở. Cái đó thì chính là Click Rate bên dưới (clicks / open rate). Update để nhiều bạn có thắc mắc về điểm này.

Yếu tố nào quyết định email của bạn vào Spam hay vào Inbox?

Tất cả các hệ thống emai (gmail, yahoo, v.v..) đều có hệ thống Spam Filter. Mục đích là chặn những email mang tính spam. Cách thức hoạt động của công cụ này là dựa trên:
– Nội dung email:
Những email có từ khóa xấu (từ khóa liên quan đến thuốc, kích thích, sex, chủ đề nhạy cảm …) không tốt thì nó sẽ trừ điểm và khả năng email của bạn vào spam là rất cao
– Text / Image ratio (tỉ lệ chữ và hình):
Một số bên sai lầm là thay vì viết một cái email, họ quyết định thay bằng một cái hình cho dễ đọc. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Vì nếu email có tỉ lệ text / image ratio cao cũng sẽ khiến email của bạn vô spam. Một trong số những đặc tính của email spam là chứa hình ảnh. Và vấn đề ở đây, công cụ filter không đọc được hình, chỉ đọc chữ. Khi nó không đọc được nó tự động cho email đó vào spam
– Subject Title:
Bạn hay dùng những kí tự đặc biệt trên title, hoặc title toàn Viết Hoa.

Hiện nay Spam filter gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, từ vài chục đến vài trăm yếu tố.
Nó sẽ có mức điểm, ví dụ email nào trên 50 điểm vào inbox, dưới 50 điểm thì vào hộp thư spam.
Đôi khi ví dụ email của bạn chỉ có một chữ Sex thì coi như đã bị trừ 45 điểm rồi. Đôi khi chỉ mắc một lỗi nhỏ là email bạn vào spam rồi.

Làm thế nào để cải thiện hiệu quả của chiến dịch email Marketing?

marketing-email-banner

 

Title, Body (nội dung trong email), hình ảnh, CTA (call to action) là những yếu tố có thể tối ưu hóa.

Title – tựa đề

Là yếu tố quyết định cho chỉ số Click through Rate, Open Rate. Những chỉ số này phản ánh Title của bạn có hứng thú với người nhận hay không, title của bạn không hấp dẫn thì người xem không muốn bấm vào thì các chỉ số CTR, Open rate giảm, từ đó kéo theo giảm đều các chỉ số Click rate, traffic vào website cũng thấp theo. Do đó title là yếu tố đầu tiên cần được optimize. Một title hấp dẫn sẽ kích thích người nhận bấm vào nhiều hơn.

Vì Title là yếu tố quyết định chỉ số Click through Rate nên title phải hay, hấp dẫn và thú vị để người ta muốn bấm vào hơn. Bạn nên dành ít nhất 10– 15 phút hoặc nhiều hơn để xem title email nên đặt là gì gây chú ý? Bạn nên viết ra giấy các title bạn muốn đặt là gì (Title A, Title B là…), bạn nên suy nghĩ title nào khiến người ta muốn bấm nhiều hơn. Cách thức để biết title nào tốt hơn bạn sẽ có ID Testing. Bạn có danh sách 10,000 địa chỉ email, thay vì bạn gửi hết danh sách với Title A, bạn có thể gửi 1000 địa chỉ với title A và 1000 địa chỉ với title B. Sau một ngày bạn kiểm tra với mỗi Title có chỉ số CTR khác nhau, CTR của title nào cao hơn thì bạn tiếp tục gửi các email còn lại với title đó.

Personalization – Cá nhân hóa

Khi nhận được một email nội dung: “Chào bạn,…” và trong suốt email nhắc liên tục là bạn, là khách hàng, bạn sẽ thấy xa xôi và cảm tưởng như email này gửi chung cho 1,000 người với nội dung y chang nhau. Bạn sẽ thấy không liên quan và không có cảm hứng muốn mua hàng. Personalization là một email với nội dung: “Xin chào Tú! Rất cảm ơn Tú đã xem qua sản phẩm trên website của chúng tôi. Chúng tôi có những khuyến mãi dành riêng cho Tú …”. Chỉ riêng việc nhắc đến tên của khách hàng đã khiến họ cảm thấy thân quen với Brand và khiến họ muốn mua hàng hơn.

Gửi email thử nghiệm

Đôi khi bạn gửi một email có format rất đẹp, nhìn trên thiết kế khá là đẹp và hấn dẫn. Nhưng bạn đã test thử chưa. Vì đôi khi email template nó đẹp vậy nhưng người nhận email trên gmail, yahoo, outlook đôi khi sẽ nhìn thấy hiển thị khác nhau; ngoài ra người nhận xem trên điện thoại, tablet, máy tính đôi khi nó cũng khác nhau, thậm chí điện thoại android và iphone thì template cũng hiển thị khác nhau. Cho nên một bước quan trọng là bạn phải test thử email trên từng các thiết bị nó hiển thị như thế nào là tốt nhất? Dễ nhất là tận dụng các thành viên trong team với các loại laptop, hai ba loại điện thoại khác nhau. Trước khi gửi đi, mọi người hãy cùng check email trên tất cả các hệ điều hành, các loại điện thoại, tablet, các loại email (gmail, yahoo, outlook..) để xem cái template hiển thị như thế nào? Các testing này giúp cho trải nghiệm của người dùng khi nhận được email của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Body / nội dung email

+ Hình ảnh:

Những hình ảnh sử dụng trong body cần chú ý những điều sau: hiện nay, khi một số client gửi email mà người nhận mở trên trình Outlook thì hình ảnh sẽ bị chặn. Tức là mặc dù template hình ảnh rất đẹp nhưng khi gửi tới thì hình ảnh không hiển thị. Người nhận phải click chuột phải để hiển thị, và 99% khách hàng sẽ ko làm điều đó. Họ chỉ ngó xem email có gì trong đó. Bạn phải hình dung nếu như khách hàng nhận email của bạn mà toàn bộ hình ảnh biến mất thì khách hàng sẽ thấy nội dung nào? Điều này quan trọng ở chỗ đôi khi một số bạn để thông tin quan trọng trong phần hình ảnh, lúc mà hình ảnh mất tiêu thì nội dung quan trọng của bạn cũng mất

+ CTA:

Giống như landing page, email của bạn phải có một lời kêu gọi như là một lời chốt lại để khiến người ta bấm vào cái nút này để vào website của bạn xem thông tin. Đây cũng là một yếu tố quan trọng , bạn cần xem xét để viết lời CTA hấp dẫn thu hút để họ bấm vào tìm hiểu thêm thông tin mua hàng của bạn.

Nguồn: Conversion

Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào ERP

Xu hướng thời đại

Với những ưu điểm về việc sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, giảm chi phí đầu tư ban đầu, người dùng bớt lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng … nên công nghệ điện toán đám mây đã trở thành xu hướng thời đại. Hiện tại đã có rất nhiều dịch vụ lưu trữ “trên mây” như Google Drive, SkyDrive, Dropbox, Box, Suger Sync,… ngoài ra các ứng dụng mail, office hay các ứng dụng mà hàng ngày ta hay sử dụng như Facebook, YouTube đã ứng dụng công nghệ điện toán đám mây khá thành công.

Nhiều nhà cung cấp giải pháp ERP trên thế thới đã và bắt đầu ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho giải pháp ERP của mình, cung cấp đến cho khách hàng như một dịch vụ.

Ở Việt Nam những nhà cung cấp phần mềm cũng bắt đầu vào cuộc đua “lên mây” để đi đúng với xu hướng thời đại. Tuy nhiên để thay đỗi thói quen sử dụng của người dùng cũng như niềm tin vào độ an toàn dữ liệu đối với các nhà cung cấp giải pháp ERP Việt Nam vẫn còn hạn chế, vì thế việc ứng dụng ERP trên công nghệ điện toán đám mây vẫn còn là một con đường dài và đầy thử thách cho các nhà cung cấp giải pháp ERP của Việt Nam.

Một số ưu nhược điểm

Phần mềm ERP, phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác,… là giải pháp có tính nghiệp vụ cao nên vấn đề nghiệp vụ phải đưa lên hàng đầu, và nghiệp vụ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam thường linh động không giống nhau, nên các phầm mềm Việt Nam hầu như phải tùy chỉnh lại theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy đối với dịch vụ cho thuê phần mềm này chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng trên nền tảng nghiệp vụ được xây dựng có sẵn trong phần mềm. Vì thế các phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là Cloud Office, Cloud HRM, Cloud CRM, Cloud Accounting.

Việc ứng dụng công nghệ điện toán mây trong các phần mềm quản lý doanh nghiệp có những ưu nhược điểm có thể liệt kê như sau

  • Một số ưu điểm:

–   Dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào: Khi ứng dụng được xây dựng trên nền web kết hợp với việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì khả năng truy cập ứng dụng rất cao, ta có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị chỉ cần thông qua trình duyệt web.

–   Hệ thống sẽ được bảo trì, nâng cấp định kỳ từ nhà cung cấp khi có những thay đổi mà doanh nghiệp không cần quan tâm.

–   Giảm chi phí đầu tư ban đầu: Các chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp như server hay đội ngũ IT để vận hành server bây giờ sẽ không cần thiết, vì lúc này các công việc đó đã có nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây thực hiện.

–   Chi phí linh hoạt: Vì ứng dụng được cung cấp như là một dịch vụ nên việc sử dụng hay cắt giảm chi phí rất linh hoạt trong quá trình sử dụng, tùy theo nhu cầu sử dụng hiện tại của doanh nghiệp.

  •  Một số nhược điểm:

–   Bảo mật: Mô hình điện toán đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tính trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng web, nhưng bản chất 3 thành phần này đều tồn tại vấn đề bảo mật. Hiện tại các ứng dụng được xây dựng trên web thì chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật, điển hình là có nhiều cuộc tấn công vào các trang web của nhiều doanh nghiệp cũng như nhà nước. Khi sử dụng công nghệ này thì các thông tin của doanh nghiệp sẽ nằm trên “mây”, vì thế không ai đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được an toàn, và có an toàn thì an toàn đến đâu. Mặt khác còn rủi ro từ phía người dùng, thói quen sử dụng của người dùng cũng ảnh hường khá nhiều đến thông tin của doanh nghiệp, khi truy cập dữ liệu từ bên ngoài công ty có thể để lộ thông tin truy cập vào ứng dụng.

–   Đặt niềm tin vào nhà cung cấp phần mềm: Tất cả các dữ liệu, thông tin kinh doanh của doanh nghiệp đều đặt “trên mây” và dưới sự quản lý của nhà cung cấp phần mềm, vì thế không ai dám đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không bị sử dụng với mục đích khác.

–   Phụ thuộc vào đường truyền internet: Khi đường truyền internet không đảm bảo hoặc đứt đột ngột thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn. Hiện tại các doanh nghiệp này thường chọn giải pháp an toàn là sẽ đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở lên cho trung tâm.

–   Sử dụng nghiệp vụ sẳn có: Nghiệp vụ được các nhà cung cấp phần mềm xây dựng mang tính chất tổng thể và cho khách hàng thuê lại sử dụng như là một dịch vụ cho nên có thể không phù hợp với các yêu cầu quản lý đặc thù của từng doanh nghiệp. Mặt khác không thể tùy chỉnh cho kế thừa giữa các phần mềm khác đang có trong doanh nghiệp.

–   Chi phí duy trì phần mềm: Để sử dụng được phần mềm thì doanh nghiệp phải luôn tốn một khoản chi phí để duy trì phần mềm, chi phí sẽ luôn theo doanh nghiệp và chi phí sẽ tăng theo thời gian khi dữ liệu doanh nghiệp ngày một tăng. Nhưng đối với phần mềm truyền thống thì doanh nghiệp có thể linh hoạt vấn đề này, và mặt khác nếu tạm thời doanh nghiệp không cần sử dụng phần mềm thì phần mềm vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi cần thì dùng lại mà không tốn khoản phí nào.

–   Dữ liệu, thông tin doanh nghiệp sau khi không sử dụng ứng dụng: Một lý do nào đó mà ta không sử dụng ứng dụng nữa, có thể là chuyển nhà cung cấp, thì vấn đề đặt ra là độ an toàn của dữ liệu cũng như thông tin doanh nghiệp sau khi chấm dứt với nhà cung cấp phần mềm cũ. Mặt khác là có thể lấy các dữ liệu của doanh nghiệp sau khi chấm dứt với nhà cung cấp hay không?

Một công nghệ mới bao giờ cũng đặt ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Nắm vững tất cả mọi kiến thức về công nghệ đó sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

Những câu hỏi phổ biến nhất về Phần Mềm Dịch Vụ SaaS

Trong khi thế giới công nghệ đang hướng tập trung vào phần mềm dịch vụ (SaaS) hay hiện tượng “điện toán đám mây” thì vẫn còn rất nhiều công ty vẫn chưa quen thuộc với công nghệ này.

Tuy vậy, mọi thứ đang dần thay đổi vì các nhà cung cấp phần mềm online ngày càng tiếp tục cung cấp một sự lựa chọn khả thi cho nhiều doanh nghiệp, song song với các giải pháp phần mềm cài đặt tại chỗ (điện toán lưới) truyền thống.

1. Phần mềm dịch vụ SaaS là gì?

SaaS là một giải pháp phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép dữ liệu được truy cập từ bất kỳ thiết bị có kết nối Internet qua trình duyệt web. Trong mô hình phần mềm trên nền web này, nhà cung cấp SaaS sẽ đảm trách lưu trữ và sao lưu cơ sở dữ liệu, phát triển ứng dụng phần mềm (apps) và duy trì hệ thống máy chủ.

Đây là sự chuyển hướng mang tính cách mạng từ mô hình truyền thống là phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (on-premise, local PC installed). Với mô hình SaaS, các công ty ứng dụng SaaS thay vì phải đầu tư tốn kém vào các thiết bị phần cứng để lưu trữ phần mềm, họ sẽ đi thuê ngoài toàn bộ hạ tầng và dịch vụ CNTT.

Nhà cung cấp dịch vụ phần mềm SaaS sẽ đảm trách mọi vấn đề liên quan đó.

Ngoài việc cho phép truy cập các ứng dụng và dữ liệu phần mềm từ xa thông qua trình duyệt web, SaaS cũng khác với các phần mềm phiên bản cài đặt (phần mềm điện toán lưới) ở chính sách giá cả.

Phần mềm cài đặt là mô hình bán đứt đoạn bản quyền phần mềm, điều này có nghĩa là người mua sẽ sở hữu bản quyền phần mềm từ nhà cung cấp.

Hàng năm người mua phải trả thêm phí bảo trì và hỗ trợ (chiếm 15%-20% phí bản quyền). Ngược lại, với mô hình phần mềm dịch vụ (SaaS), người dùng sẽ trả các khoản thuê bao theo tháng hoặc theo năm. Nói cách khác các khoản phí bản quyền, triển khai và duy trì hỗ trợ sẽ được thanh toán trải rộng ra theo thời gian.

2. Nên chọn phần mềm SaaS hay phần mềm cài đặt máy trạm-máy chủ?

Để trả lời câu hỏi này trước tiên cần xét đến quy mô và sự phức hợp trong cấu trúc doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ và quy trình hoạt động thông thoáng thường chọn phần mềm SaaS để giảm áp lực chi phí đầu tư ban đầu. Vì sao? Vì SaaS là đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế.

Ngày nay, nhiều nhà cung cấp SaaS đang từng bước lấn sân sang giải quyết các yêu cầu phức tạp của các doanh nghiệp lớn. Nếu vẫn còn một điểm mô hình SaaS cần phải cải thiện về mặt cung cấp giải pháp thì đó chính là việc cung cấp một hệ thống phần mềm đầy đủ các chức năng mạnh mẽ đang có tại các phần mềm mô hình cài đặt tại chỗ  truyền thống.

Bất chấp việc phần mềm online đang có những bước tiến mạnh mẽ về mặt chức năng thì vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa hai mô hình. Ví dụ, một nhà máy quy mô trung bình sản xuất các linh kiện ô-tô theo đơn đặt hàng thì mô hình phần mềm phù hợp sẽ là phiên bản cài đặt tại chỗ, đơn giản là do phần mềm lưu dữ liệu tại chỗ có hệ thống giao diện lập trình ứng dụng (APIs) dồi dào nên dễ dàng phát triển nhiều chức năng hơn.

Mặt khác, một nhà sản xuất chuyên về các loại bu-lông, ốc, vít sẽ tìm thấy tất cả các chức năng cần thiết trong một giải pháp phần mềm SaaS. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải tìm hiểu các chức – tính năng doanh nghiệp bạn cần và giải pháp nào có thể giải quyết tốt nhất các bài toán quản lý trước mắt và lâu dài.

3. Phần mềm điện toán đám mây còn mới mẻ?

Nguồn gốc của một môi trường chia sẻ tài nguyên như điện toán đám mây có từ những năm 1960.

Trong một bài phát biểu vào năm 1961 trước các sinh viên MIT, John McCarthy, một nhà khoa học máy tính nổi tiếng đã giành được giải thưởng Turing cho công trình trí tuệ nhân tạo (AI) của mình, đã phát biểu: “Điện toán trong một ngày nào đó sẽ được tổ chức như một tiện ích công cộng“.

Nói cách khác, với khái niệm của điện toán đám mây chắc chắn người dùng sẽ có một nguồn tài nguyên máy tính để chia sẻ. Vào cuối năm 1990, khi các công ty như Salesforce bắt đầu cung cấp các giải pháp doanh nghiệp truyền thống, chẳng hạn như phần mềm CRM thông qua mô hình phần mềm dịch vụ SaaS.

Lúc đầu, các doanh nghiệp phần mềm trên thế giới đã không coi việc phát triển SaaS một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, trong những năm qua, quan niệm này đã thay đổi đáng kể vì các nhà cung cấp SaaS đã chứng minh họ có thể giúp khách hàng của mình tăng doanh thu và phát triển khách hàng thông qua mô hình thuê bao bản quyền phần mềm (subscription licensing model).

Cùng lúc đó, người mua đang ngày càng thu hút bởi giá cả phải chăng và tính thân thiện của các giao diện người dụng trên trình duyệt web (web user interface) do các nhà giải pháp SaaS cung cấp.

4. Tôi có thể tùy chỉnh phần mềm SaaS?

Khi các ứng dụng phần mềm SaaS đầu tiên xuất hiện, tuỳ biến là rất hạn chế. Tất cả khách hàng đều có cùng một giải pháp và phải thích nghi quy trình kinh doanh của mình với phần mềm online của nhà cung cấp SaaS.

Ngày nay, công việc tùy chỉnh hệ thống SaaS của bạn đang dần trở nên dễ dàng và phổ biến hơn rất nhiều. Và trên thực tế, hiện nay có cả một đội quân các chuyên gia tư vấn về cấu hình, tinh chỉnh các ứng dụng phần mềm SaaS sao cho phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Người mua có thể tùy chỉnh giao diện người dùng (UI) để cảm thấy thoải mái hơn, cũng như cấu hình các trường cụ thể chẳng hạn như các trường dữ liệu bằng cách cho phép dữ liệu nào ẩn đi hay hiện lên.

Một số tính năng hay chức năng của phần mềm cũng có thể được bật lên hay tắt đi theo ý muốn.

Tuy nhiên, khả năng cấu hình theo yêu cầu của phần mềm điện toán đám mây vẫn chưa hoàn toàn linh hoạt như giải pháp phần mềm cài đặt trên PC. Khi thị trường SaaS trưởng thành, các nhà cung cấp phần mềm SaaS sẽ ngày càng có nhiều giao diện lập trình ứng dụng APIs và phần mềm trung gian (middleware) để giúp việc tùy chỉnh SaaS được linh hoạt như các phần mềm điện toán lưới.

Và tất nhiên, khả năng tùy chỉnh cũng phụ thuộc vào loại ứng dụng hay hay năng lực của từng nhà cung cấp phần mềm dịch vụ SaaS.

5. Ai sở hữu dữ liệu của tôi?

Rất nhiều người mua lo ngại rằng các nhà cung cấp phần mềm chạy trên nền web “sở hữu” dữ liệu của họ. Đây chắc chắn là yếu tố phải được nhận thức rõ khi đàm phán một thỏa thuận dịch vụ với nhà cung cấp SaaS.

Ngoài việc thiết lập các tiêu chuẩn về độ tin cậy của hệ thống, các điều khoản thỏa thuận dịch vụ cần phải làm nổi bật các điều đáng quan tâm như như quyền sở hữu dữ liệu, yêu cầu bảo mật và lịch trình bảo dưỡng. Đây là một tài liệu quan trọng và khá phức tạp mà chỉ bài viết này sẽ không thể đề cập đầy đủ.

Về quyền sở hữu dữ liệu, người mua phải đảm bảo có một điều khoản trong thỏa thuận dịch vụ nêu rõ rằng họ chính là người sở hữu cơ sở dữ liệu. Hầu hết các hợp đồng SaaS đều cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu của bạn nếu các nhà cung cấp ngừng hoạt động kinh doanh (xem bên dưới) và đảm bảo rằng bạn sở hữu dữ liệu đó.

Hơn nữa, hầu hết các nhà cung cấp phần mềm trực tuyến sẽ cho phép bạn kết xuất dữ liệu và lưu dữ tại máy tính của bạn bất cứ lúc nào bạn muốn. Sẽ rất không bình thường khi nhà cung cấp nào đó khẳng định họ sẽ giữ quyền sở hữu dữ liệu của bạn. Nếu bạn nhận thấy điều này trong một điều khoản nào đó thì, không nên ký vào bản hợp đồng dịch vụ.

6. Dữ liệu của tôi có được an toàn?

Đây là một trong những điều các đơn vị kinh doanh quan tâm nhất khi cân nhắc sử dụng phần mềm online. An toàn thông tin là một điều đáng xem xét trước khi cho phép nhà cung cấp phần mềm dịch vụ duy trì dữ liệu kinh doanh tối quan trọng của doanh nghiệp bạn, đặc biệt là cho các công ty với các tập dữ liệu lớn và quan trọng.

Tuy nhiên, với việc áp dụng công nghệ bảo mật hai lớp (two steps verification) ngang với hệ thống thanh toán ngân hàng trực tuyến (Internet banking), hay công cụ quản lý tiền lương trực tuyến (online payroll) khiến vấn đề an toàn thông tin SaaS chỉ còn là điều lăn tăn nhỏ. Điều đáng quan tâm hơn tài khoản ngân hàng của chúng ta, thật đáng ngạc nhiên nhưng hầu hết chúng ta vô tư khi cứ thoải mái đưa thông tin tài khoản của mình lên các đám mây!

Quả thực, bảo mật dữ liệu hay an toàn thông tin hoàn toàn không phụ thuộc vào việc dữ liệu được tải về máy chủ tại cơ quan bạn hay tại một nơi xa lạ nào đó trên thế giới. Trên thực tế, các nhà cung cấp phần mềm dịch vụ SaaS có thể đầu tư vào hệ thống bảo mật, sao lưu và bảo trì dữ liệu tốt hơn bất kỳ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào.

Vì lý do này, một hệ thống phần mềm phiên bản web thường có sẵn nhiều biện pháp an ninh hơn so với phiên bản cài đặt tại chỗ (on-premise).

Hơn nữa, hầu hết các nhà cung cấp SaaS đều phải trải qua các thủ tục an ninh nghiêm ngặt của cơ quan thẩm định SAS70 loại II qua việc kiểm tra mức độ tiêu chuẩn an ninh của trung tâm dữ liệu. Điều mà một phòng CNTT đơn lẻ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đáp ứng.

7. Phần mềm SaaS có các hạn chế liên quan đến Internet hay hệ điều hành?

Nhược điểm chính của phần mềm online là nó cần phải dựa trên một kết nối Internet tốt. Bạn sẽ biết rõ hơn bất kỳ ai vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến bạn ra sao.

Trong khi nhiều người tin rằng phần mềm đóng gói là đáng tin cậy hơn, thì cũng cần nhận thức rằng không có hệ thống phần mềm nào hoàn toàn miễn dịch với thời gian chết. Quả thực, phần mềm bản cài đặt tại chỗ đặc biệt nhạy cảm với sự cố mất điện, lỗi phần cứng, khả năng tương thích và một loạt các rủi ro khác.

Như một biện pháp tự vệ, một số nhà cung cấp SaaS đã phát triển thêm “tính năng offline” cho mô hình SaaS. Đây là một ứng dụng Web (hay còn gọi là ASP, WebApp) cho phép người dùng tiếp tục làm việc trong trường hợp đường truyền Internet thiếu ổn định, khi Internet ổn định trở lại mọi dữ liệu kinh doanh sẽ được đồng bộ lên đám mây (hệ thống máy chủ).

Ngoài vấn đề kết nối Internet, một số người lại lo lắng về khả năng tương thích với các hệ điều hành. Hầu hết các hệ thống phần mềm của các doanh nghiệp được xây dựng để chạy trên cả Windows hoặc Linux. Điều này đang bắt đầu thay đổi.

Trong các doanh nghiệp hiện nay có không ít các tín đồ Mac và họ sẽ rất vui mừng nếu SaaS hỗ trợ hệ điều hành Mac hay iOS. Hơn nữa, hầu hết các phần mềm dịch vụ SaaS hỗ trợ đồng thời nhiều trình duyệt web, do đó, cho dù bạn đang sử dụng thiết bị nào thì cũng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng SaaS.

8. Dịch vụ phần mềm (SaaS) và điện toán đám mây (Cloud Computing) có khác nhau không?

Có, không chỉ về mặt ngữ nghĩa, điện toán đám mây dùng để chỉ về một tổ hợp cơ sở hạ tầng công nghệ vô cùng phức tạp. Hiểu ở mức độ cơ bản, Điện toán đám mây là một tập hợp các máy tính, máy chủ và cơ sở dữ liệu được kết nối với nhau sao cho người dùng có thể thuê quyền truy cập để tận dụng các tài nguyên kết hợp đó.

Tài nguyên đám mây (computing power) lại có khả năng co dãn để người mua có thể linh hoạt điều chỉnh tăng hoặc giảm lưu lượng thuê tài nguyên đám mây điện toán sao cho phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Nói rộng ra, bất cứ cơ sở dữ liệu nào được lưu trữ từ xa và truy cập qua Internet thì được gọi là điện toán đám mây. Trong khi tất cả các ứng dụng điện toán đám mây được điều hành bởi các nền tảng phần mềm.

Trong khi đó, nói đến phần mềm dịch vụ SaaS thì người ta hiểu ngay đó là ứng dụng phần mềm được thương mại hóa trên nền tảng điện toán đám mây.

Nhờ việc nhu cầu tiếp cận dữ liệu kinh doanh ở mọi nơi mọi lúc song song với sự phát triển bùng nổ của thiết bị di động đã tạo điều kiện (dễ dàng hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn) cho các nhà cung cấp SaaS phát triển các ứng dụng ĐTĐM song song với việc phát triển phần mềm cài đặt tại chỗ truyền thống. Ngày nay, hầu hết các chức năng cốt lõi của doanh nghiệp – từ phần mềm quản lý nhân sự tới quản trị nguồn lực doanh nghiệp tổng thể (ERP) – đều có thể triển khai bằng SaaS.

9. Điện toán đám mây riêng là gì?

Điện toán đám mây riêng gồm tất cả các hạ tầng công nghệ chạy một đám mây công cộng và lưu trữ nó trên các máy chủ vật lý. Người dùng vẫn truy cập dữ liệu của họ thông qua một trình duyệt web và sử dụng các chức năng tương tự như phần mềm trên nền web (web-based).

Tuy nhiên, thay vì được chia sẻ rộng rãi với thế giới Internet (World Wide Web), tài nguyên điện toán (computing power) chỉ được chia sẻ giữa người dùng trong nội bộ một tổ chức. Trái với mô hình điện toán đám mây công cộng, một đám mây riêng lập cần có một hạ tầng và nhân lực CNTT để thực hiện bảo dưỡng và duy trì.

Điện toán đám mây tư nhân chỉ thực sự là lựa chọn khả thi cho các doanh nghiệp lớn có khả năng đầu tư vào hạ tầng thiết bị phần cứng đủ tốt để phát triển và duy trì một môi trường điện toán đám mây.

Những doanh nghiệp ứng dụng đám mây riêng phải là tổ chức có quy mô lớn mới có thể tạo ra tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI). Nếu các tổ chức này không muốn đưa thông tin của tổ chức lên đám mây công cộng thì điện toán đám mây riêng là một lựa chọn rất hấp dẫn.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

Ứng dụng công nghệ ảo hóa máy tính để cắt giảm chi phí quản lý và hỗ trợ

Các doanh nghiệp sử dụng ảo hóa ứng dụng trên máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn đã có những bước tiến lớn đầu tiên trong việc giảm chi phí quản lý và hỗ trợ bằng cách đơn giản hóa việc triển khai và quản lý các ứng dụng ảo hóa.

Tuy nhiên, việc quản lý các máy tính xách tay hay máy để bàn vẫn còn là một thách thức vì các doanh nghiệp vẫn có thói quen quản lý ứng dụng máy tính và hệ điều hành một cách riêng lẽ.

Trong thực tiễn sử dụng các trình máy khách ảo (ví dụ như XenClient) quản lý các hình ảnh cơ bản của các thiết bị (base image), bộ phận IT của doanh nghiệp đã giảm 50-70% chi phí quản lý và hỗ trợ bằng cách áp dụng mô hình sau:

Trong mô hình này, XenClient không chỉ đóng vai trò quản lý các ứng dụng bên trong hệ điều hành, mà nó quản lý luôn cả bản thân hệ điều hành. Và bởi vì bản thân hệ điều hành cũng đã được ảo hóa nên bộ phận IT sẽ tận dụng được hết những lợi thế và ưu điểm khác mà công nghệ ảo hóa mang lại.

Ví dụ, bộ phận IT có thể triển khai một hình ảnh duy nhất cho hàng nghìn máy không phân biệt các thành phần phần cứng cụ thể, loại bỏ nổi lo quản lý hệ thống trình điều khiển phần cứng (hardware driver).

Bộ phận IT có thể nhanh chóng phục hồi từ một sự cố, cô lập các máy để bàn phục vụ cho công việc doanh nghiệp hoặc các nhu cầu cá nhân và họ cũng có thể triển khai hệ thống bảo mật thông tin trên diện rộng (bảo mật USB, mã hóa dữ liệu, ngắt kết nối từ xa, v.v…)

Nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng các mày tính để bàn và máy tính xách tay truyền thống, hãy trải nghiệm qua các sản phẩm ảo hóa của Citrix và cảm nhận sự thay đổi tuyệt vời trong khả năng quản lý, tính bảo mật và độ tin cậy của hệ thống.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

Làm cách nào để chiến dịch SMS Marketing đạt hiệu quả ?

Hiện nay, mỗi cá nhân đầu sở hữu ít nhất 1 điện thoại di động và SMS Marketing đã và đang trở thành loại hình marketing phổ biến trên thị trường. SMS là cách hữu hiệu nhất để tiếp cận khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Thực hiện chiến dịch SMS Marketing không chỉ ít tốn chi phí mà còn đạt hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Khách hàng có thể xem thông tin ở bất cứ nơi đâu mà không phải bất kỳ hình thức marketing nào cũng làm được.

Giá trị từ SMS

Khách hàng có nhiều lý do để tham gia vào chương trình nhận SMS của doanh nghiệp, có thể khách hàng quan tâm và muốn giao dịch hoặc nhận các thông tin, chính sách ưu đãi hoặc tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp thông qua SMS.

SMS Marketing có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng nên doanh nghiệp cần có những chính sách riêng biệt cho khách hàng sau khi đăng ký vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Các chính sách có thể là gởi cho khách hàng những thông tin về dòng sản phẩm giảm giá và ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng phản hồi lại sau khi nhận SMS nhằm tạo sự tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Ưu điểm của SMS Marketing

Kết hợp với các loại hình marketing khác

Một chiến dịch SMS Marketing sẽ càng hiệu quả hơn nếu như chúng ta biết kết hợp khéo léo với các loại hình marketing khác. Doanh nghiệp có thể liên kết với các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter,… hoặc đề cập đến website của doanh nghiệp trong nội dung tin nhắn.

Nhắc nhở khách hàng nhớ đến doanh nghiệp

Trong 1 ngày, khách hàng có thể nhận được rất nhiều tin nhắn nên chắc chắn họ sẽ không nhớ chúng ta là ai. Vì vậy, hãy thường xuyên nhắc đến tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, dịch vụ và thậm chí là thông tin liên hệ (số điện thoại, email, website,..) trong tin nhắn gửi cho khách hàng, điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt mà còn là cơ hội để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp nhiều hơn, giúp gia tăng doanh số bán hàng.

Thông điệp kêu gọi hành động

Nếu doanh nghiệp muốn gửi thông tin hữu ích cho khách hàng, muốn thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả thì trong nội dung tin nhắn gửi cho khách hàng nên có những từ ngữ kêu gọi hành động (thường được gọi là CTA – call to action).

Nếu khách hàng quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp, khách hàng sẽ tương tác với doanh nghiệp, đảm bảo các từ ngữ kêu gọi hành động phải là những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và khách hàng phải biết chính xác họ sẽ làm gì để “hành động”.

Thông điệp mang tính cá nhân

Do người sử dụng điện thoại tiếp nhận quá nhiều tin nhắn quảng cáo, tin rác trong ngày, nên dường như họ không mấy hứng thú khi mở đọc các mẫu tin quảng cáo được gửi đi tự động.

Do đó, doanh nghiệp hãy cố gắng tạo thông điệp mang đậm tính cá nhân để khách hàng cảm giác doanh nghiệp đang nói chuyện trực tiếp với họ, hãy tưởng tượng thật tốt và sáng tạo trong nội dung tin nhắn nhằm tương tác vui vẻ với khách hàng, điều này giúp dễ truyền đạt những thông điệp kêu gọi hành động đến khách hàng và nếu duy trì thường xuyên thì những người nhận SMS hôm nay sẽ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.