CRM mang lại nhiều lợi thế với việc tổng hợp các nguồn thông tin khách hàng.

Khách hàng tiềm năng, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, VIP, khách hàng thường xuyên,… của bạn nằm ở rải rác khắp các nơi của các nhân viên kinh doanh, marketing, kế toán, và dịch vụ khách hàng.

Một khi bạn mong muốn phát triển một sản phẩm nào đó, một thị trường nào đó bạn lại rất cần các thông tin để phân tích, tìm hiểu về sản phẩm mới thị trường mới,…. và gần như chắc chắn bạn không có đủ thông tin. Mà muốn có đủ, bạn có sự tham gia của rất nhiều nhân sự với sự tổng hợp của rất nhiều nguồn:

  1. Doanh nghiệp của bạn tập trung tất cả từ khách hàng tiềm năng, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp,… và toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty bạn, cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện.
  2. Dễ dàng liên lạc với khách hàng của bạn hơn với toàn bộ history của khách hàng, mang lại cho khách hàng cái nhìn rất thiện cảm với bạn, và đó là cơ hội của bạn.
  3. Bạn đã có một hệ thống sẵn sàng cho việc mở rộng kinh doanh của bạn về thị trường, đối tượng khách hàng, sản phẩm, và điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng đưa sản phẩm của bạn vào đúng thị trường, khách hàng và chắc chắn bạn luôn biết rằng đây là tiền đề cho sự thành công của doanh nghiệp bạn.
  4. Dễ dàng áp dụng các quy định, qui trình vào làm việc cho các nhân viên kinh doanh, khách hàng, và sản phẩm của bạn, giúp bạn chuyên nghiệp hóa toàn bộ hoạt động của bạn với khách hàng, điều này mở ra cơ hội bạn có thêm điểm trong mắt khách hàng của bạn, và cơ hội sẽ đến từ các góc nhìn của khách hàng về doanh nghiệp của bạn.
  5. Bạn có được một hệ thống tổ chức quản lý đội ngũ kinh doanh của bạn, tạo nên sự phối kết hợp chặc chẽ trên nền tảng cộng tác và đây là sức mạnh của doanh nghiệp,  giảm áp lực cho các nhà quản trị về nhân sự của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp của bạn.
  6. Rất nhanh chóng cung cấp các thông tin cho khách hàng, từ các tài liệu giới thiệu sản phẩm cho tới bảng chào giá, đơn hàng và hơn thế nữa là luôn luôn bảo đảm, cam kết các thỏa thuận, lời hứa với khách hàng.
  7. Bạn có cần tìm kiếm ở file Excel A, file Excel B, rồi file Word M, rồi lại hỏi nhân viên kinh doanh H, nhân viên marketing T về khách hàng của mình? Bạn chỉ cần truy cập vào CRM mọi lúc mọi nơi, và bạn có đầy đủ các thông tin về khách hàng của mình thông qua các Dashboard và các báo cáo quản trị. Điều này giúp cho bạn rất nhiều trong công việc, cắt giảm thời gian, nhanh chóng có được thông tin, mọi lúc mọi nơi làm cho sự hưng phấn của công việc của bạn sẽ nâng cao, và chắc chắn hiệu quả trong công việc của bạn sẽ không như trước đây với không có giải pháp CRM.
  8. Ban sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, nhanh chóng hơn rất nhiều khi triển khai các ý tưởng kinh doanh mới của bạn, có được sự phản hồi của khách hàng về ý tưởng mới này của bạn, điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng quyết định cho ý tưởng này, nhằm giúp cho doanh nghiệp bạn phát triển nhanh chóng, nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh với các ý tưởng táo bạo của bạn.
  9. CRM là công cụ tốt nhất để bạn xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp với khách hàng và trong nội bộ của doanh nghiệp bạn, đây chính là nền tảng của sự phát triển doanh nghiệp của bạn.
  10. Vận hành kinh doanh bạn cần rất nhiều thông tin, vì vậy CRM là nhân viên đắc lực, là người thư ký trung thành nhất của bạn khi mang mọi thông tin về khách hàng, thị trường, sản phẩm cho bạn một cách nhanh chóng và không đòi hỏi bất cứ một khoản thời gian nào, và điều rất đặc biệt là cô thư ký có thể làm việc 24/7.

Các nhà quản trị luôn đánh giá CRM rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp vì nó mang lại những giá trị rất lớn cho doanh nghiệp, từ các hoạt động với khách hàng của bạn.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

TỔNG ĐÀI CONTACT CENTER LÀ GÌ?

Theo một vài dự đoán, thị trường Contact Center Việt Nam bắt đầu “nóng”. Xu hướng cạnh tranh gay gắt về chất lượng, dịch vụ trên thị trường ngày càng thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam chính vì vậy nhu cầu sử dụng tổng đài Contact Center  cũng được tăng lên.
Hiện nay, việc cạnh tranh thúc đẩy chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp về Chăm sóc khách hàng (CSKH)là thiết yếu không thể thiếu đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Để giảm bớt chi phí mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp banj chúng tôi giới thiệu  tổng đài Contact Center đến quý khách hàng có nhu cầu. Contact Center là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Qua hệ thống Contact Center, doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu người dùng, sở hữu những thông tin tập trung về khách hàng để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp hơn cũng như nhanh chóng phát hiện và xử lý sự cố. Đối với khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lòng khi được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, hỗ trợ hiệu quả, thực sự cảm thấy mình là “thượng đế”.

Contact Center là dịch vụ chăm sóc trước và sau bán hàng là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Khách hàng mua sản phẩm và mong muốn được hưởng dịch vụ tốt. Chính vì vậy, các Trung tâm chăm sóc khách hàng (contact center) chuyên nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều.

Đó là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng để mang lại sự hài lòng cho ‘thượng đế”, giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Hệ thống tổng đài Contact Center triển khai theo mô hình điện toán đám mây (Contact Center as a Service) giúp doanh nghiệp có thể triển khai sở hữu được một hệ thống tổng đài Contact Center chuyên nghiệp nhanh chóng và hiệu quả mà không cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng cáp điện thoại, thiết bị tổng đài, tổng đài IP, tổng đài Call Center…

 

1. Các tính năng chính của hệ thống Contact center:
– Tính năng tổng đài điện thoại IP: có đầy đủ tính năng của tổng đài PBX.
– Tính năng Inbound Call Center
+ Định tuyến phân phối cuộc gọi tự động – ACD
+ Lời chào tương tác thoại – IVR
+ Popup thông tin khách hàng khi có cuộc gọi đến
+ Cập nhật thông tin khách hàng vào CRM
+ Xem lịch sử ghi chú đã giao dịch với khách hàng
+ Quản lý danh sách đen (Black list)
+ Ghi âm cuộc gọi đến
+ Nghe lại file ghi âm cuộc gọi đến
+ Giám sát chất lượng thời gian thực
+ Báo cáo & thống kê các cuộc gọi đến
– Tính năng Outbound Call Center
+ Gọi ra bằng click to call trực tiếp từ CRM
+ Popup thông tin khách hàng khi thực hiện cuộc gọi ra
+ Ghi chú thông tin cho cuộc gọi ra
+ Gọi ra theo danh sách lập trước
+ Quản lý danh sách DNC (Do Not Call)
+ Tạo kịch bản telesales/telemarketing gọi ra theo chiến dịch
+ Tự động gọi ra theo chiến dịch và chuyển về hàng đợi
+ Tạo kịch bản khảo sát (Survey) để gọi ra lấy kết quả
+ Tự động gọi ra quảng bá hàng loạt và đẩy về IVR TĨNH định trước
+ Tự động gọi ra hàng loạt và đẩy về kịch bản IVR ĐỘNG định trước
+ Ghi âm cuộc gọi ra
+ Nghe lại file ghi âm cuộc gọi ra
+ Giám sát chất lượng thời gian thực
+ Báo cáo & thông kê các cuộc gọi ra
+ Báo cáo & thống kê các chiến dịch gọi ra
– Tính năng CRM tích hợp sẵn
+ Import dữ liệu khách hàng từ file Excel
+ Export dữ liệu khách hàng ra file Excel
+ Quản lý danh mục Khách hàng và Contact
+ Quản lý lịch sử giao dịch với khách hàng
– Tính năng SMS (WorldSMS.VN)
+ Hỗ trợ SMS Brandname
+ Hỗ trợ SMS đầu số 1900/8xxx/6xxx
+ Gửi SMS Quảng cáo
+ Gửi SMS Chăm sóc khách hàng
+ Gửi SMS riêng lẻ đến từng khách hàng
+ Gửi SMS hàng loạt theo danh sách hoặc chiến dịch định sẵn
+ Đặt lịch gửi SMS
+ Thống kê, báo cáo kết quả gửi SMS
– Tính năng Email Tickets
+ Tự động tiếp nhận email, mở ticket và đẩy về hàng đợi xử lý
+ Phân công xử lý ticket
+ Theo dõi quá trình xử lý ticket
+ Hỗ trợ các mẫu email xử lý ticket
+ Báo cáo & thống kê Email tickets
– Tính năng Live Chat
+ Tiếp nhận phiên Live Chat và phân phối xử lý
+ Phân phối phiên Live Chat theo kỹ năng của Agents
+ Giám sát chất lượng các phiên Live Chat
+ Báo cáo & thống kê các phiên Live Chat

2. Lợi ích sử dụng dịch vụ Cloud Contact center
– Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp không cần đầu tư tổng đài, chỉ việc đăng ký và sử dụng. Sử dụng đến đâu trả tiền đến đấy.
– Linh hoạt cao: Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống tổng đài contact center ở bất kỳ đâu (văn phòng, nhà riêng, hoặc trên đường đi công tác). Đặc biệt, khi doanh nghiệp di dời văn phòng làm việc thì hệ thống tổng đài không bị gián đoạn.
– Tin cậy cao: Do tổng đài Contact center chạy trên nên tảng điện toán đám mây.
– Triển khai nhanh chóng: Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký dịch vụ, tổng đài có thể được triển khai trong vòng 4h và có thể sử dụng ngay.
– Dễ dàng mở rộng: GTC cung cấp nhiều gói dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp từ 01 lên đến 500 seats.


HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng nhiệt tình của chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách

Điện thoại hotline: 19001238
Email: info@mitek.vn

Tiêu chí chọn giải pháp CRM

Khả năng “chịu đựng” trong tương lai

Quá trình kinh doanh và ghi nhận mọi thứ vào CRM trong giai đoạn thông tin ngày nay, làm cho hệ thống CRM sẽ được phình to rất nhanh. Cần phải có một hệ thống đủ lớn để đáp ứng cho sự phát triển kinh doanh trong khoản thời gian ước tính trước 1 năm, 3 năm, 5 năm…

Là một tiêu chí cực kỳ quan trọng để chọn giải pháp CRM phù hợp nhât đối với doanh nghiệp, tiêu chí này sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chí khác. Nếu bạn bỏ qua tiêu chí này khả năng mọi tiêu chí khác trở nên vô dụng.

Tích hợp giải pháp
phan-mem-crm-tot-nhat-800x426
Doanh nghiệp cần vận hành trên một nền tảng tốt nhất để có thể mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, bạn không thể vận hành các hệ thống quản trị trong doanh nghiệp một cách rời rạc được, việc đó mang lại cho bạn rất nhiều phiền phức và hiệu quả thì khỏi cần phải bàn.

Khi CRM được kết nối với tất cả các hệ thống ERP, POS, EAM,… và thậm chí con đường dẫn tới BI. Đó là một nền tảng mà bạn cần phải đạt được trong doanh nghiệp.

Hiệu chỉnh mạnh mẽ

Sự phức tạp trong quá trình kinh doanh thì ai cũng có thể lường trước, sự mở rộng kinh doanh, các chương trình tiếp thị, quá trình tung ra một sản phẩm mới…. thì không thể nào mà lường hết được vào một thời điểm. Nên khả năng hiệu chỉnh hệ thống của CRM phải thật tuyệt vời để đáp ứng quá trình vận hành. Phải đảm bảo yếu tố: dễ dàng, nhanh chóng, và phải cực kỳ ổn định.

Bảo mật hệ thống, phân quyền

Thông tin trong quá trình vận hành hệ thống CRM là cực kỳ quan trọng, phân quyền các thông tin có thể chia sẻ, và không chia sẻ… đó là những yếu tố quyết định đến sự quản trị cao cấp trong doanh nghiệp. Khi hệ thống CRM ngày càng mở để có thể đón nhận được đa dạng các luồng thông tin thì bảo mật hệ thống phải được quan tâm thực sự.

Quản lý tất cả thông tin

CRM không chỉ quản lý thông tin khách hàng, mà ở đó còn rất nhiều loại thông tin cần phải được lưu trữ lại cho doanh nghiệp: SMS, cuộc gọi, ghi chú hoạt động, lịch làm việc, thông tin trên mạng xã hội,… tất cả phải được lưu trữ lại. Bạn cần xem xét CRM có lưu trữ được tất cả món này không nhé.

Nhà tư vấn, nhà cung cấp

Chắc chắn rồi, ông bà ta có câu “Chọn mặt gởi vàng” mà, đối tác kinh doanh của bạn là những người tư vấn cho quá trình vận hành doanh nghiệp.

Bạn cần phải chọn một cách cẩn thận, nhà tư vấn càng giỏi thì kinh doanh của bạn cũng được lợi theo. Nhà tư vấn luôn luôn đáp ứng hết các nhu cầu của doanh nghiệp và quan trọng nhất là đúng thời hạn

Dễ phát triển, vận hành

Giải pháp tổng thể cần phải được xem xét một cách cẩn thận về việc huấn luyện đào tạo, đưa giải pháp vào vận hành một cách nhanh chóng nhất. Nhân viên kinh doanh của bạn có thể được thay đổi liên tục mà.

Giá

Không cần phải nói thì cũng quan trọng như thế nào rồi, đó là cả một dự án đầu tư cho doanh nghiệp. Bạn cần phải cân nhắc kỹ các phương án đầu tư, để phù hợp về tài chính, dòng tiền thuần của doanh nghiệp trong quá trình chọn giải pháp.

Ngày nay, các giải pháp CRM có 2 phương án: làm dự án như truyền thống và điện toán đám mây. Giải pháp CRM vận hành trên “mây” là một ưu thế thực sự cho doanh nghiệp, sự ưu việc của giải pháp đã được minh chứng.


Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp xin quý khách liên hệ:

  • Fanpage: MITEK
  • Email: contact@mitek.vn.
  • Hotline: 1900 1238.

WebRTC – Tiềm năng và cơ hội phát triển

WebRTC (Web Real Time Communication) là tập hợp các tiêu chuẩn và giao thức cho phép các trình duyệt Web thực hiện trực tiếp các tính năng truyền thông đa phương tiện thời gian thực như gọi điện, tin nhắn hình, truyền dữ liệu bằng các API JavaScript.

Sơ lược lịch sử của WebRTC

Ý tưởng phát triển WebRTC được nhóm kỹ sư chịu trách nhiệm cho Google Hangouts đưa ra từ năm 2009. Vào thời gian đó, để truyền tải video, hình ảnh trên web thì người ta thường phải xài đến Flash. Nhóm kỹ sư Hangouts lại không muốn sử dụng công nghệ này, và họ bắt đầu tự làm một chuẩn riêng cho mình. Đến năm 2010, Google thâu tóm hai công ty On2 và Global IP Solutions (GIPS) để lấy công nghệ truyền dữ liệu thời gian thực làm nền tảng cho WebRTC về sau.

Vào tháng 5/2011, Google ra mắt một dự án nguồn mở dành cho việc giao tiếp thời gian thực giữa trình duyệt với nhau, và từ lúc này dự án mang tên WebRTC. Song song đó, Hiệp hội World Wide Web (W3C) và Hiệp hội Kĩ sư quốc tế (IETF) cũng đang phát triển một số giao thức để dùng cho việc việc kết nối thời gian thực, thế nên họ bắt tay nhau tiếp tục hoàn thiện để rồi quyết định kết hợp chung vào WebRTC.

Đến 27/10/2011, W3C ra mắt bản đầu tiên của WebRTC. Tháng 11/2011, Chrome 23 ra mắt, trở thành trình duyệt đầu tiên có tích hợp WebRTC ngay từ bên trong.

WebRTC là một tập hợp các API viết bằng javascript, cho phép các trình duyệt giao tiếp với nhau theo thời gian thực

 

Tính phổ biến và tiềm năng phát triển

Tính đến thời điểm 2014, đã có trên 1 tỷ thiết bị đầu cuối hỗ trợ WebRTC, dự báo tăng lên 4 tỷ vào năm 2016, trong đó có khoảng 1,5 tỷ người dùng thường xuyên. WebRTC có thể hoạt động trên bất cứ thiết bị nào có cài một trong các trình duyệt hỗ trợ WebRTC.

Ở góc độ người lập trình, nếu không có WebRTC, việc tạo ra ứng dụng RTC đòi hỏi phải mất nhiều công sức từ việc lấy dữ liệu từ thiết bị camera, microphone đến việc thiết lập phiên, xử lý tín hiệu, truyền tín hiệu,… Nhưng với WebRTC, tất cả công việc để tạo ra một cuộc hội thoại chủ yếu thông qua các dòng code. Việc phát triển ứng dụng với chức năng gọi điện, video chat và chia sẻ file,.. là sự kết hợp giữa JavaScript và HTML5.

Ở góc độ người sử dụng, sử dụng WebRTC chỉ cần thông qua trình duyệt Web. Tính sẵn sàng cao cho phép thực hiện cuộc gọi mà không cần đăng ký tài khoản hay cài đặt thêm thành phần nào ngoài một trình duyệt có hỗ trợ WebRTC. Ví dụ, hai người dùng chỉ cần truy cập vào cùng một đường dẫn web để gọi video với nhau sử dụng trình duyệt Google Chrome hay Mozilla Firefox.

Các ứng dụng

Với các ưu điểm kể trên, WebRTC được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng khác nhau để mang tới một cách kết nối đơn giản tiện lợi. WebRTC có thể tạo ra các webphone, ứng dụng hội nghị trực tuyến, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn trực tuyến, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, tư vấn bảo hiểm, game, …

Ngày nay, hầu hết các công ty đều có Website cung cấp các thông tin và thường là điểm đầu tiên giúp khách hàng liên hệ với doanh nghiệp. Nếu khách hàng không tìm thấy đủ thông tin trên Website hoặc cần phản ánh một vấn đề liên quan đến sản phẩm thì họ chỉ có cách gọi điện thoại. Tuy nhiên, cách này có thể làm mất các ngữ cảnh trên website hay không mô tả rõ ràng được vấn đề. WebRTC có thể ứng dụng để giúp thực hiện cuộc gọi ngay trên Website và cho phép chia sẻ màn hình, từ đó các nhân viên hỗ trợ có thể nhanh chóng nhận ra và giải quyết vấn đề của khách hàng.

WebRTC có thể ứng dụng để giúp thực hiện cuộc gọi ngay trên Website và cho phép chia sẻ màn hình, từ đó các nhân viên hỗ trợ có thể nhanh chóng nhận ra và giải quyết vấn đề của khách hàng

WebRTC có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, từ việc truyền tải video, âm thanh cho đến gửi dữ liệu theo thời gian thực giữa hai hoặc nhiều thiết bị với nhau mà không nhất thiết phải đi qua server trung gian. Điều này giúp giảm độ trễ trong việc truyền tải, giảm độ phức tạp khi phát triển ứng dụng cũng như giảm chi phí vận hành.

Tạm kết

WebRTC là một công nghệ mạnh mẽ, mở ra hướng giải quyết cho rất nhiều ứng dụng mà trước đây không thể thực hiện được. WebRTC thực sự là công nghệ mang tính chất thay đổi cuộc chơi. Mặc dù hiện tại chỉ có Chrome, Firefox và Opera trên desktop, Chrome cho Android trên di động hỗ trợ WebRTC, nhưng Microsoft đã tuyên bố họ sẽ mang WebRTC vào trình duyệt IE trong tương lai.

Các khái niệm về Telesales

Telesales là gì?

Telesales là phương pháp bán hàng qua điện thoại. Hình thức bán hàng này giúp điện thoại viên chủ động gọi ra cho khách hàng. Bằng cách sử dụng linh hoạt một kịch bản gọi ra có sẵn, các thông tin về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được trao “tận tai” khách hàng.

Hiện nay, Telesales là một trong những giải pháp bán hàng hiệu quả, bởi phương pháp này giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp khách hàng với số lượng lớn với chi phí hợp lý.

co-cau-nhan-su-telesales

“Dân” Telesales – họ làm gì?

Như đúng định nghĩa về công việc telesales, những nhân viên bán hành kênh thoại (telesales representatives) là một thành viên của team kinh doanh. Họ liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại để bán hàng hoặc hỗ trợ kinh doanh bằng các thiết lập cuộc hẹn (appointment setting) hoặc đánh giá khách hàng tiềm năng (qualifying prospects). Một nhân viên telesales giỏi sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng hơn là chỉ tập trung vào doanh số và việc chốt sales.

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng mô hình quản lý và cách thức triển khai dự án của mỗi mô hình kinh doanh, telesales sẽ đảm trách thêm những công việc bổ trợ khác để giúp cho công việc kinh doanh trên kênh thoại được hiệu quả hơn.

Nhân viên telesales thực hiện quản lý thông tin khách hàng. Sau mỗi giao dịch khách hàng, Hệ thống contact center sẽ tự động lưu trữ thông tin cơ bản cùng lịch sử giao dịch của khách hàng. Trước mỗi cuộc gọi, nhân viên telesales cần nắm rõ những thông tin này của khách hàng để cuộc gọi được cá nhân hoá và nhân viên bán hàng cũng dễ dàng tư vấn sản phẩm sát với nhu cầu của khách hàng hơn. Quan trọng hơn nữa, nhiệm vụ của họ không chỉ là bán hàng mà còn là quản lý thông tin khách hàng, vì vậy, sau mỗi cuộc gọi, telesales cần cập nhật những thông tin mới về khách hàng để hệ thống cơ sở dữ liệu ngày được bồi đắp và sát thực hơn.

Tiếp đó, nhân viên telesales cần sắp xếp cẩn thận đầu việc trong chiến dịch gọi ra. Để quá trình chạy dự án được thông suốt, và để quản lý contact center đảm bảo công việc đang được diễn ra khoa học, hiệu quả, điện thoại viên cần hiểu rõ công việc mình phụ trách đang được triển khai ở đầu mục nào, tên chiến dịch là gì, thời gian tiến hành được bao lâu, tình trạng thực hiện, số lượng khách hàng chưa được tiếp cận đến là bao nhiêu…

Ngoài ra, với một vài mô hình kinh doanh, nhân viên bán hàng kênh thoại cũng sẽ nhận cuộc gọi tới của khách hàng. Nhân viên telesales sẽ luôn phải trong tư thế sẵn sàng để tiếp nhận các cuộc gọi này để ngay tức thì có thể tư vấn và giải đáp các thông tin thắc mắc của khách hàng.

Cuối cùng, nhân viên telesales cần thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mình. Agents cần liên tục theo dõi hiệu quả công việc qua truy xuất báo cáo để liên tục cải tiến công việc của mình, đảm bảo chỉ tiêu doanh số cam kết. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem xét báo cáo, cũng giúp cho nhân viên bán hàng có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch, từ đó có thể đưa ra các ý kiến để cải thiện chiến dịch outbound.

Công việc của một telesales tuy rất thử thách nhưng đầy thú vị. Một số nội dung trên cơ bản đã giải nghĩa được khái niệm Telesales là gì. Khi đã hiểu thấu rõ công việc thì chắc chắn rằng những người đang hoạt động trong lĩnh vực này sẽ có được nhiều kế hoạch và mục tiêu tốt trong công việc.

Giải pháp hội nghị truyền hình chuẩn HD hãng Sony

Hệ thống hội nghị truyền hình PCS-XL55 với màn hình 21,6 inch kết hợp bộ truyền và nhận tín hiệu video HD với chất lượng hình ảnh chuẩn HD 720P, được trang bị camera độ phân giải cao với cảm biến CMOS 8 triệu điểm ảnh giúp cho việc truyền và nhận hình ảnh mượt mà với chất lượng hình ảnh HD 720P quét liên tục với tốc độ tối đa là 4Mbps. Camera này có góc nhìn ngang rộng nhất trên thị trường (80.1 độ), cho khả năng bắt hình cực rộng, phù hợp cho các cuộc hợp đa điểm.

Sony PCS-XL55 hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh (MPEG-4 AAC 48kHz) cũng như nhận được các định dạng âm thanh chất lượng cao hơn như âm thanh Hi-Fi và Canceller Echo Stereo. Với công nghệ triệt tiếng vọng, PCS-XL55 sẽ xử lý các vấn đề hạn chế về âm thanh phổ biến hiện nay như tiếng vọng và chất lượng âm thanh suy giảm khi nhiều người phát biểu cùng một lúc đồng thời giúp người dùng được nghe âm thanh rõ ràng cho dù diễn giả đứng cách xa micro.

PCS-XA80 và PCS-XA55 tích hợp các dịch vụ chất lượng cao

videokonferenz-sony-pcs-xa80_xa55_09

Hai model PCS-XA80 và PCS-XA55 đều được trang bị một camera HD nhỏ gọn là PCSA-CXA55 với tám bộ cảm biến megapixel CMOS cho ra hình ảnh HD chất lượng cao ở độ phân giải 1280 x 720. Chiếc máy ảnh PCSA-CXA55 là máy góc rộng 80,1, với các tính năng phóng to 3x… sẽ giúp người dùng không bỏ sót bất cứ diễn biến nào dù là nhỏ nhất của cuộc hội nghị với chất lượng hình ảnh video tự nhiên.